5 nhóm mô hình sinh kế hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ biên cương

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tham gia các mô hình sinh kế phần lớn là nhóm đối tượng phụ nữ khó khăn, đặc thù với 80% là phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPN) vừa tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng các mô hình sinh kế góp phần đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực DTTS, biên giới.

Tại Hội thảo "Chia sẻ kết quả đánh giá và tham vấn giải pháp nâng chất lượng, nhân rộng mô hình sinh kế hiệu quả khu vực dân tộc thiểu số, biên giới" vừa qua, kết quả của cuộc khảo sát đã được chia sẻ.

Nhằm đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như khó khăn, thách thức, cũng như có căn cứ lý luận, thực tiễn trong chỉ đạo, định hướng các hoạt động phù hợp cho giai đoạn tiếp theo, trong quý III/2023, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã triển khai rà soát, đánh giá bằng văn bản tại 26 tỉnh thuộc khu vực dân tộc thiểu số miền núi biên giới và khảo sát thực địa tại 3 tỉnh đại diện vùng miền là Lạng Sơn, Nghệ An, Đắk Nông.

Theo khảo sát, đánh giá thực trạng, trong giai đoạn từ 2018 tại 26 tỉnh trong Chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, đã có 100% Hội LHPN xã khu vực dân tộc thiểu số miền núi biên giới triển khai được 1.346 mô hình sinh kế, trong đó Giai đoạn 1 (từ 2018-2020) có 324 mô hình; giai đoạn 2 (từ 2021 đến tháng 4/2023) có 1.022 mô hình với sự tham gia của 12.610 thành viên.

Tham gia các mô hình sinh kế phần lớn là nhóm đối tượng phụ nữ khó khăn, đặc thù với 80% là phụ nữ DTTS, gần 50% có trình độ học vấn hạn chế; 46.8% sinh con thứ 3 trở lên, 80.9% có thu nhập thấp và thiếu việc làm; 53.5% thuộc hộ nghèo và cận nghèo.

5 nhóm mô hình sinh kế

Hầu hết các mô hình hiện có đang tập trung phổ biến ở 5 nhóm đó là: (1) Hỗ trợ sinh kế trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi/sản xuất nông nghiệp; (2) Hỗ trợ tiếp cận tài chính phát triển sinh kế; (3) Hỗ trợ sinh kế gắn với duy trì, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; (4) Hỗ trợ khởi nghiệp, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, du lịch, sinh kế gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ; (5) Hỗ trợ sinh kế thông qua đào tạo, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm…

Nhóm mô hình hỗ trợ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đang phổ biến nhất. Tại 26/26 tỉnh đều xây dựng loại mô hình này và đã hỗ trợ được hơn 34.000 con giống, hơn 51.000 cây giống giúp phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo, có hoàn cảnh khó khăn... có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Với nhóm mô hình tiếp cận tài chính phát triển sinh kế - bên cạnh hỗ trợ vốn còn chú trọng hướng dẫn cách quản lý, chi tiêu, xây dựng thói quen tiết kiệm. Hiện khu vực dân tộc thiểu số miền núi biên giới đã có dư nợ là 562,32 tỷ đồng vốn vay và cơ chế hỗ trợ chủ yếu theo các hình thức lãi suất 0 đồng hoặc cho vay vốn tín dụng - tiết kiệm lãi suất thấp; xây dựng được gần 200 mô hình tiết kiệm và hướng dẫn chị em tạo thói quen tiết kiệm, quản lý tài chính, chi tiêu và tạo vốn phát triển sinh kế…

Với nhóm mô hình hỗ trợ sinh kế gắn với duy trì, bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở khu vực dân tộc thiểu số miền Trung, Tây Nguyên. Hội LHPN các cấp xây dựng, duy trì hoạt động được tổng 34 mô hình góp phần giúp chị em vừa có thu nhập vừa giữ gìn được làng nghề truyền thống đặc trưng của dân tộc mình.

Với nhóm mô hình hỗ trợ mua bán, khởi nghiệp, kinh doanh/tiêu thụ sản phẩm và đào tạo nghề… hiện tập trung nhiều ở miền Trung và Nam bộ. Tại 6 tỉnh khu vực này, Hội Phụ nữ cơ sở thành lập được 22 mô hình hỗ trợ cho 188 chị khởi nghiệp kinh doanh và mua bán nhỏ; phối hợp mở 123 lớp/khóa dạy nghề cho cho hơn 5.500 chị; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 1.163 chị. Về thành phần, đối tượng tham gia tập trung đông thuộc nhóm phụ nữ khó khăn, đặc thù với 80% là phụ nữ dân tộc thiểu số. Hình thức hỗ trợ, đa số là chú trọng triển khai theo hướng "có điều kiện và xoay vòng" nhằm phát huy nội lực của chị em.

5 nhóm mô hình sinh kế hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ biên cương ảnh 1

Mô hình trồng hồ tiêu tại Đắk Lắk. Ảnh: Huỳnh Thủy-Lê Thương

Về tác động hiệu quả, qua đánh giá cho thấy thông qua mô hình sinh kế đã góp phần không nhỏ nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ và cộng đồng. Đã có 1.974 phụ nữ và hộ gia đình dân tộc thiểu số tại 9/26 tỉnh được giúp thoát nghèo. Hơn 25% thành viên mô hình được khảo sát cho biết mức độ thụ hưởng đời sống văn hóa, tinh thần của bản thân được cải thiện; hơn 20% cho biết có nhiều hơn các cơ hội về học hành, đào tạo nghề cho con em; hơn 61% nhận thấy thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức về bình đẳng giới; gần 31% nhận thấy có giúp phụ nữ tăng quyền quyết định về kinh tế.

Kết quả rà soát cũng cho thấy qua triển khai mô hình sinh kế thực sự góp phần không nhỏ giúp củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội ở cơ sở. Các hình thức hỗ trợ hội viên, phụ nữ đã theo hướng tập trung, phù hợp, thiết thực hơn. Hội LHPN các cấp đã có sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hơn.

Khảo sát thực địa cho thấy, đã có hơn 61% thành viên mô hình cho biết, thông qua sinh hoạt mô hình, chị em được tiếp cận nhiều hơn các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình, phong trào Hội; hơn 36% đi sinh hoạt Hội nhiều, thường xuyên hơn; 53,5% cho biết, mô hình đã góp phần nâng cao năng lực cán bộ Hội cơ sở, giúp tăng tỷ lệ thu hút hội viên và xây dựng điển hình, nòng cốt, cốt cán…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Hào hứng tham gia chương trình truyền thông phòng chống xâm hại trẻ em. Ảnh: Duy Chiến

Sôi nổi chiến dịch truyền thông kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em Lạng Sơn

TPO - Sáng 12/12, Tỉnh Đoàn phối hợp với các sở ngành chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ngành, đoàn thể của tỉnh và trên 300 học sinh đại diện cho hơn 204 nghìn trẻ em toàn tỉnh.
Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

Việt Nam sắp diễn ra Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới

TPO - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra thông báo Hội thảo ASEAN - Nhật Bản về bình đẳng giới với chủ đề “Tiếp cận toàn diện về bình đẳng giới trong và thông qua thể thao” (Comprehensive approach for gender equality in and through sports) sẽ diễn ra từ ngày 9 - 12/1/2024 tại Hà Nội.
Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.
Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TPO - Ngày 4/12, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Cơ quan Liên Hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Chương trình Tập huấn truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023.