Về đền Thác Bờ nghe chuyện bà chúa giúp vua đánh giặc

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Cách Hà Nội khoảng 100km, quần thể di tích đền Thác Bờ nằm trên đỉnh đồi Hang Thần, xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến vì phong cảnh non nước hữu tình và câu chuyện về bà Chúa Thác Bờ.
Về đền Thác Bờ nghe chuyện bà chúa giúp vua đánh giặc ảnh 1
Quần thể di tích lịch sử- văn hóa đền Thác Bờ.

Tọa lạc giữa khung cảnh non nước hữu tình, quần thể di tích đền Thác Bờ không chỉ là điểm đến tâm linh của du khách mọi miền mà còn là nơi lưu giữ hào khí tích xưa về bà Chúa Thác Bờ, người phụ nữ dân tộc Mường có công lao giúp vua Lê Lợi đánh giặc.

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. Tương truyền, đền thờ bà Chúa Thác Bờ là Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một phụ nữ dân tộc Dao ở xã Vầy Nưa (không rõ tên). Vào năm 1432, khi vua Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ) dẫn quân đi dẹp loạn Đèo Cát Hãn (viên thổ quan, nổi lên làm phản ở Phủ An Tây, thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay) đến vùng Thác Bờ, hai bà đã kêu gọi người dân gom góp lương thực giúp đỡ.

Về đền Thác Bờ nghe chuyện bà chúa giúp vua đánh giặc ảnh 2
Bia Lê Lợi nằm trong quần thể di tích đền Thác Bờ.

Hai bà còn cùng nhân dân trong vùng dùng tre, gỗ đóng bè, đóng thuyền giúp đoàn quân vượt qua sông Đà, đi dẹp giặc. Vậy nên, Vua Lê Lợi truy phong công trạng, ban chiếu cho dân lập đền thờ phụng, tưởng nhớ hai vị liệt nữ anh hùng dân tộc.

Trao đổi với phóng viên, ông Đinh Công Thậu, 82 tuổi, người có uy tín tại xã Vầy Nưa kể, đền Thác Bờ xưa toạ lạc cạnh sông Đà, được khởi dựng bằng tranh tre, nứa, mái lợp gianh. Đến năm 1979, khi khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình, ngôi đền được di dời lên đỉnh hòn đảo thuộc đồi Hang Thần xinh đẹp như ngày nay.

Đền bà Chúa Thác Bờ có kiến trúc mặt bằng hình chữ Đinh gồm: nhà Đại bái và nhà Hậu cung. Phía trước đền gồm 5 cửa được lợp bằng mái ngói vảy cá. Cửa chính treo bức đại tự viết bằng chữ Hán. Trên nóc có đắp nổi mặt rồng chầu. Hai bên tả hữu ngũ ngan có đắp hình 2 ông khuyến thiện và trừng ác.

Trong đền không chỉ thờ bà Chúa Thác Bờ mà còn thờ các vị thần thánh khác như công đồng quan lớn, Ngũ vị tôn ông, bà chúa Sơn Trang, tứ phủ Thánh Cô, tứ phủ Thánh Cậu, Đức Đại vương Trần Quốc Tuấn, tứ phủ Chầu Bà.

Trong khuôn viên đền Thác Bờ hiện nay còn có các di tích về vua Lê Lợi, gồm tượng, đền thờ và bia đá khắc bài thơ của vua. Đây là một trong hai bài thơ nổi tiếng của vua Lê Lợi làm ra, khắc trên đá sau cuộc dẹp loạn viên thổ quan Đèo Cát Hãn. Một bài khắc ở Sìn Hồ, Lai Châu, một bài ở Đà Bắc, Hòa Bình này.

Bài thơ nằm ở khu vực nước dâng làm thủy điện Hòa Bình nên được đục, di dời nguyên khối để đưa lên trưng bày trên cao.

Ông Sa Văn Si, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết, đền Thác Bờ được UBND tỉnh Hòa Bình cấp bằng Di tích lịch sử cấp tỉnh là điểm nhấn của du lịch Hồ Hòa Bình. Vào thời gian diễn ra lễ hội từ tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch hằng năm, rất nhiều du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Về đền Thác Bờ nghe chuyện bà chúa giúp vua đánh giặc ảnh 3

Hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình.

Du khách về với quần thể đền Thác Bờ sẽ được tận hưởng không khí trong lành, ngắm vẻ đẹp non nước hữu tình của hồ Hòa Bình, đem lại cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, thanh tịnh.

Trong hành trình thăm chốn tâm linh văn hóa, lịch sử Bia Lê Lợi, đền Thác Bờ, du khách có thể tìm hiểu, tận hưởng, hòa mình, trải nghiệm những nét đẹp trong văn hóa, sinh hoạt, sản xuất, cuộc sống người dân địa phương.

"Việc thu hút ngày càng đông du khách thập phương đến tham quan giúp bà con xóm Săng Bờ, Mó Nẻ có công ăn việc làm ổn định, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo", ông Sa Văn Si, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.