Truyền dạy nét đẹp văn hóa đồng bào Thái trong nhà trường

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều nét văn hóa truyền thống đã được truyền dạy cho học sinh ở Mường Lò thời gian qua. Ảnh: VOV
Nhiều nét văn hóa truyền thống đã được truyền dạy cho học sinh ở Mường Lò thời gian qua. Ảnh: VOV
TPO - Ở Mường Lò, Yên Bái việc truyền dạy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc không chỉ được các thế hệ đi trước tâm huyết thực hiện, mà gần đây đã đưa vào giảng dạy tại trường học rất hiệu quả và thiết thực; từ đó không chỉ đào tạo nên một thế hệ có tri thức mà còn thấm nhuần giá trị văn hóa quý báu.

Theo phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái cho biết nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc được đưa vào các trường có đông học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số từ năm học 2019 – 2020. Đến nay hoạt động này vẫn được các nhà trường duy trì thường xuyên và mang lại hiệu quả tích cực; giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, ý thức trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Trường Tiểu học và THCS Lý Tự Trọng đóng trên địa bàn phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ có hơn 40% học sinh là đồng bào dân tộc Thái. Ngoài các chương trình chính khóa, nhà trường còn hướng học sinh đến các buổi sinh hoạt ngoại khóa với nhiều trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà trường cũng thành lập các câu lạc bộ nhạc cụ, câu lạc bộ múa xòe, câu lạc bộ chữ Thái… Thông qua đó, các em học sinh không chỉ được gặp gỡ, giao lưu, vui chơi, giải trí mà còn được tìm hiểu về các nét đẹp văn hóa của dân tộc mình...

Nhà trường cho biết đã đưa hình thức dạy tiếng và chữ Thái vào các câu lạc bộ để duy trì cho các em muốn học và yêu thích văn hóa Thái. Trên địa bàn có người Thái trắng và Thái đen nên giáo viên cũng phải lựa chọn hình thức, sao cho các em dễ hiểu nhất và đúng phương ngữ của các em.

Truyền dạy nét đẹp văn hóa đồng bào Thái trong nhà trường ảnh 1
Dạy chữ Thái cổ cho các em học sinh ở Mường Lò. Ảnh: VOV

Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ (thị xã Nghĩa Lộ) có 98% học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Thái chiếm trên 95%. Nhà trường đã lồng ghép các chương trình giáo dục địa phương vào từng môn học, truyền dạy cho học sinh về kiến trúc nhà sàn, trang phục, ẩm thực truyền thống dân tộc Thái, các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian, nhạc cụ dân tộc... Các thầy, cô giáo được phân công nhiệm vụ truyền dạy văn hóa cũng tích cực tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh qua sách, báo để khai thác, nắm bắt các nét văn hóa truyền thống của địa phương, từ đó có thêm kiến thức nhằm truyền dạy cho học sinh được tốt hơn.

Câu lạc bộ chữ Thái cổ của Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ sinh hoạt 2 lần/tháng. Nhà trường phân công các giáo viên là người đồng bào dân tộc Thái có niềm đam mê, am hiểu về văn hóa cũng như tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình để hướng dẫn, truyền dạy cho các em học sinh.

Việc bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc giờ đây không còn là khẩu hiệu, mà đã được thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái hiện thực hóa bằng cách làm cụ thể. Từ đây, một thế hệ con em đồng bào các dân tộc thiểu số được đào tạo không chỉ vững vàng về tri thức mà còn am hiểu văn hóa dân tộc mình, tiếp nối các thế hệ đi trước xây dựng quê hương ngày càng hạnh phúc, ấm no, đậm đà bản sắc.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.