Truyền dạy hát dân ca Châu Mạ và Xtiêng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng xã Tà Lài, huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa tổ chức lớp dạy hát nhạc dân ca Châu Mạ và Xtiêng năm 2022 cho các em thiếu nhi đồng bào dân tộc thiểu số ấp 4, xã Tà Lài.

Các dân tộc Châu Mạ, Xtiêng được coi là những dân tộc bản địa trên đất Đồng Nai. Có đời sống văn hoá tinh thần phong phú, thể hiện qua tín ngưỡng, lễ hội mà trong đó nhiều thể loại văn hoá dân gian,văn hoá nghệ thuật khá độc đáo, các loại hình nghệ thuật hát, múa, nhạc của người Châu Mạ, XTiêng thường được kết hợp thể hiện trong những lễ hội cộng đồng và được lưu truyền qua truyền miệng (hát), hầu hết những bài hát của dân tộc Châu Mạ, XTiêng chỉ còn một số ít người lớn tuổi còn nhớ.

Người Châu Mạ, XTiêng hát khi ru con, khi đi làm rẫy và thể hiện nhiều nhất là trong các dịp lễ hội. Nhưng hiện nay lễ hội ngày càng được ít tổ chức, những nhạc cụ thì không còn lưu giữ và vì thế, chính cộng đồng Châu Mạ, XTiêng cũng không có nhiều cơ hội để hưởng thụ, nhận biết.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng xã Tà Lài Nguyễn Thị Ánh Tuyết, hoạt động truyền dạy hát dân ca cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được Trung tâm phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực tổ chức thường niên trong dịp Hè. Qua đó, giáo dục cho các em thiếu nhi về bản sắc văn hóa của dân tộc; gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca các dân tộc, không để bị mai một trong đời sống.

Hơn 30 em thiếu nhi được chị Ka Ngọc Hương (ngụ ấp 4, xã Tà Lài) hướng dẫn hát 20 bài dân ca các dân tộc Châu Mạ và Xtiêng do nhạc sĩ Trần Viết Bính sưu tầm và biên soạn. Chương trình được tổ chức lồng ghép với thời gian ôn tập Hè cho các em thiếu nhi trên địa bàn.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...