TPO - Triển lãm tranh "Việt Nam ước mong" mang đến những góc nhìn trong sáng, tích cực của nhiều bạn nhỏ nhằm lan tỏa thông điệp về một cuộc sống bình yên, trong lành, khỏe mạnh.
Tại TPHCM, triển lãm tranh "Việt Nam ước mong" diễn ra đồng thời tại chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) và chùa Giác Ngộ (quận 10) với 250 và 150 tác phẩm tương ứng mỗi địa điểm. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện được kể thông qua ngôn ngữ hội họa của các em nhỏ mắc ung thư, bệnh hiểm nghèo, khuyết tật, tự kỷ, trẻ mồ côi…
Đây không chỉ là không gian nghệ thuật để các em thể hiện tài năng, mà còn là nơi các em chia sẻ ước mơ, câu chuyện, tâm tư, tình cảm. Thông qua những bức tranh, các em bày tỏ phần nào đời sống nội tâm, ước mơ của mình với mọi người.
Qua triển lãm, Ban tổ chức mong muốn cộng đồng sẽ dành nhiều hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe, chăm sóc, bảo vệ trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần ở mọi lúc, mọi nơi, nhằm góp phần tạo dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai đất nước.
"Bé nhà mình rất thích vẽ tranh nên mình dẫn cháu đến xem và học hỏi thêm", vị phụ huynh nói khi đang dẫn con xem các bức vẽ được trưng bày tại chùa Vĩnh Nghiêm.
Các tác phẩm thể hiện tình cảm, tôn vinh lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Cùng với các bức tranh của thiếu nhi, triển lãm cũng trưng bày và bán gây quỹ một số tác phẩm của các họa sĩ nổi tiếng như Lê Bá Đảng, Lưu Công Nhân, Thành Lễ... Toàn bộ số tiền thu được sẽ dùng để hỗ trợ bệnh nhi ung thư, trẻ em mồ côi, cơ nhỡ hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.
Triển lãm tranh diễn ra đến ngày 21/8 (tại chùa Giác Ngộ) và 31/8 (tại chùa Vĩnh Nghiêm). Cùng với đó, chương trình “Việt Nam ước mong” còn thực hiện các buổi tọa đàm diễn ra từ 5-28/8 tại chùa Giác Ngộ với các chủ đề: Nuôi dưỡng đứa trẻ với trái tim tỉnh thức và hiểu biết, Nghệ thuật chữa lành đứa trẻ bên trong, Lắng nghe cả khi đứa trẻ chưa lên tiếng, Để đứa trẻ được là chính mình. Chương trình “Việt Nam ước mong” do chương trình Ông Mặt trời phối hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Giác Ngộ, chùa Vĩnh Nghiêm, Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, Trường Đại học Ngoại thương, Quỹ Hy Vọng, Quỹ Mái ấm hạnh phúc, Truyền hình Quốc hội phối hợp tổ chức.
TP - Hiện chỉ còn hai người nói được, tiếng N|uu không chỉ là một trong những ví dụ tiêu biểu về sự đa dạng văn hóa của nhân loại, mà còn là đường liên kết giữa chúng ta và loài người sơ khai.
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.
TPO - Tối 3/6, hàng ngàn du khách cùng tăng ni, phật tử và những người quan tâm đến Phật giáo từ khắp nơi trong cả nước đã tham dự Lễ Phật đản phố cổ Hoa Lư, Ninh Bình.
TPO - Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo.
TPO - Các di sản vào danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia đợt này thuộc các lĩnh vực tập quán xã hội và tín ngưỡng; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống...
TPO - Từ ngày 1 - 30/6/2023, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động nhân tháng "Ngày hội gia đình" chào mừng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.
TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
TPO - Trước thực trạng Tây Nguyên thiếu giáo viên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị nên chú trọng đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, nhất là người dân tộc thiểu số (DTTS).