Triển lãm ‘Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống’

0:00 / 0:00
0:00
Triển lãm ‘Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống’ diễn ra tại Ninh Bình
Triển lãm ‘Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống’ diễn ra tại Ninh Bình
TPO - Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống” là một trong những sự kiện quy mô, diễn ra trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia 2021-Hoa Lư, Ninh Bình.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về kế hoạch tổ chức triển lãm Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống”. Lễ khai mạc dự kiến diễn ra vào ngày 17/12 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Ninh Bình.

Lãnh đạo Bộ VHTTDL giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và các đơn vị liên quan tổ chức .

Triển lãm “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống” nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa, các di tích, danh lam thắng cảnh của Việt Nam với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế; khẳng định tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch giữa các địa phương trong cả nước, tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Đây cũng là dịp giới thiệu tới nhân dân trong nước và quốc tế các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống, nhằm động viên, khích lệ tinh thần lao động sáng tạo của các nghệ nhân, là dịp để các nghệ nhân giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, quảng bá về tiềm năng du lịch làng nghề, mở rộng mối quan hệ giữa các làng nghề, giữa người sản xuất với du khách.

Triển lãm ‘Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống’ ảnh 1

Hang Én (Quảng Bình). Ảnh: OXALIS

Các hoạt động triển lãm, giao lưu văn hóa nghệ thuật trong khuôn khổ chương trình hứa hẹn mang lại những trải nghiệm giàu cảm xúc cho khán giả; khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc về nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc được kết tinh và tiếp nối qua nhiều thế hệ, từ đó góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Triển lãm được chia thành nhiều khu trưng bày. Triển lãm chung chủ đề “Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống” với hai khu trưng bày: Khu trưng bày các di sản được UNESCO vinh danh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam; Khu trưng bày tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của các nghệ nhân, thợ giỏi từ các làng nghề: Gốm Phù Điêu (Hải Phòng), chạm bạc Định Công, đúc đồng Ngũ Xã, lụa Vạn Phúc (Hà Nội), hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên - Huế)…; khu kể chuyện bằng nghệ thuật điêu khắc ánh sáng, chủ đề “Hoa Lư - nét cổ kính còn mãi với thời gian”.

Triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề “Du lịch qua các lễ hội truyền thống Việt Nam” do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Tạp chí Vietnam Heritage (Hội Di sản văn hóa Việt Nam) phối hợp tổ chức, với hơn 80 hình ảnh chọn lọc.

Khu vực trưng bày “Sắc màu Di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống” của các tỉnh/thành phố sẽ tập trung giới thiệu các di sản văn hóa, thiên nhiên, các danh thắng tiêu biểu của địa phương, những điểm đến được du khách yêu thích; giới thiệu những nét đặc sắc về sinh hoạt cộng đồng; quảng bá tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch bền vững tại địa phương; các sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu; nghệ thuật ẩm thực, sản vật của địa phương…

Triển lãm ‘Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống’ ảnh 2

Nghề làm hoa giấy ở Thanh Tiên (Huế)

Khu trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm thủ công truyền thống của các nghệ nhân, làng nghề truyền thống tiêu biểu từ các địa phương: gốm Bát Tràng, gỗ mỹ nghệ Sơn Đồng, mỹ nghệ sừng Thụy Ứng, mây tre đan Phú Vinh, nón lá làng Chuông, sơn mài Hạ Thái, dệt lụa Vạn Phúc (Hà Nội); nghệ thuật gốm Phù điêu (Hải Phòng); chạm bạc Đồng Xâm (Thái Bình); đá mỹ nghệ Ninh Vân, cói Kim Sơn, thêu ren Văn Lâm, gốm Gia Thủy (Ninh Bình); hoa giấy Thanh Tiên (Thừa Thiên - Huế)

Ban tổ chức còn sắp xếp chương trình giao lưu nghệ thuật dân gian truyền thống “Sắc màu di sản” với các tiết mục trình diễn nghệ thuật dân gian truyền thống như xẩm, ca trù, hát chầu văn, quan họ, hát xoan, bài chòi, đờn ca tài tử, dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc....; giao lưu các CLB Khiêu vũ chào mừng “Năm du lịch Quốc gia 2021 Hoa Lư - Ninh Bình”; trình diễn lễ hội, trò chơi dân gian và các hoạt động giao lưu văn hóa cộng đồng của các địa phương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.