Trà Vinh tái hiện nét văn hóa độc đáo đồng bào Khmer Nam Bộ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ được tái hiện sinh động qua tranh bích họa tại trường Đại học Trà Vinh. Đồng thời, đây còn là nơi lý tưởng để ghi lại khoảnh khắc đẹp của thời sinh viên trên giảng đường Đại học, cũng như một điểm check-in mới lạ, độc đáo cho du khách.

Ngày 1/7, tại Trà Vinh, diễn ra lễ nghiệm thu công trình “Tường bích họa”, đặt tại khuôn viên Khoa Ngôn ngữ, Văn hóa, Nghệ thuật Khmer Nam Bộ của Trường ĐH Trà Vinh.

Công trình do nhóm họa sĩ Trần Nguyên Đán, họa sĩ Nguyễn Văn Phước và họa sĩ Kim Khánh Dung phác họa, thi công trong thời gian 30 ngày; tổng kinh phí gần 100 triệu đồng do một đơn vị tài trợ.

Đây là công trình tranh “Tường bích họa” đầu tiên tại ĐH Trà Vinh tái hiện những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh đó, "Tường bích họa" sẽ là nơi lý tưởng để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của thời sinh viên trên giảng đường Đại học, cũng như một điểm check-in mới lạ, độc đáo cho du khách tham quan.

Trà Vinh tái hiện nét văn hóa độc đáo đồng bào Khmer Nam Bộ ảnh 1

Các hình ảnh được tái hiện trên bức tường gồm: Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Chùa Một Cột (Hà Nội), Quần thể Kiến trúc Cố đô Huế, Phố cổ Hội An (Quảng Nam), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh), Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (Trà Vinh), hoạt động Giã Cốm dẹp, Chùa Âng (Trà Vinh), Cổng chùa Hang (Trà Vinh), Ao Bà Om (Trà Vinh), Lễ hội Đua Ghe ngo, Nghệ thuật Múa cung đình Khmer, Dàn nhạc Ngũ âm Khmer, phong tục Diễu hành dâng Y cà sa…

Trà Vinh tái hiện nét văn hóa độc đáo đồng bào Khmer Nam Bộ ảnh 2

Chợ Bến Thành (TPHCM) được tái hiện qua tranh bích họa

Bà Thạch Thị Dân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh cho biết, công trình “Tường bích họa” nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng tình yêu quê hương và khát vọng phồn vinh đất nước trong giảng viên, sinh viên và người dân địa phương. Đồng thời, giáo dục về ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung và địa phương nói riêng cho các bạn sinh viên, học sinh thông qua các hình ảnh trực quan, sinh động. Ngoài ra, còn hình thành nên một không gian ký ức ấn tượng để ghi lại những khoảnh khắc thanh xuân tươi đẹp của thời sinh viên trên giảng đường Đại học cho hơn 500 sinh viên thuộc khoa và hơn 10.000 sinh viên đang theo học tại trường.

Trà Vinh tái hiện nét văn hóa độc đáo đồng bào Khmer Nam Bộ ảnh 3

Nghệ thuật Múa cung đình Khmer, dàn nhạc Ngũ âm Khmer... được tái hiện sinh động

Ông Nguyễn Quỳnh Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đánh giá cao và cho rằng, đây là ý tưởng cần nhân rộng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Bởi công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc ngoại giao văn hóa, giúp giới thiệu toàn cảnh về tỉnh Trà Vinh; đồng thời truyền tải văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa cho các đoàn tham quan và làm việc tại tỉnh, du khách trong nước và quốc tế.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

 Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

Khám phá nét ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam

TPO - Trong tháng 10, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào, cùng các hoạt động trải nghiệm của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, trong đó chủ đề chính là “Khám phá nét ẩm thực dân tộc”.
Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

Đưa mô hình sinh kế bền vững đến đồng bào Khmer

TPO - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Cần Thơ phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation tại Việt Nam (Viện FNF Việt Nam) vừa tổ chức lớp tập huấn tiếp cận mô hình sinh kế hiệu quả với chi phí ban đầu rất thấp cho đồng bào Khmer tại thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ.
Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

Di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông

TPO - Đó là trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) huyện Nam Đông tổ chức, gắn với thông điệp về bảo tồn di sản văn hóa. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, ý thức tôn trọng, giữ gìn giá trị tinh hoa các di sản văn hóa truyền thống do đồng bào dân tộc thiểu số sáng tạo nên trong tiến trình phát triển xã hội.
Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

Nữ sinh dân tộc Mông háo hức khám phá Bảo tàng lịch sử Quốc gia

TPO - Đây là lần thứ 2 nữ đại biểu Thào Thị Anh, sinh viên năm cuối trường Cao đẳng Sơn La xuống Hà Nội và là lần đầu tiên được tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam. Nữ sinh dân tộc Mông háo hức theo chân hướng dẫn viên tìm hiểu các hiện vật và lịch sử dân tộc trong niềm tự hào.