Thủ khoa đầu vào Học viện Hậu cần: Nỗ lực để đạt được ước mơ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Là một trong 4 thí sinh nữ trúng tuyển vào Học viện Hậu cần năm 2023, không những thế, Vi Thị Thu còn đạt mức điểm cao nhất, trở thành nữ thủ khoa đầu vào của học viện.

Khác với các trường đại học (ĐH) dân sự, điểm trúng tuyển trường công an, quân đội lại phân biệt thí sinh nam và nữ. Hai khối ngành đặc thù này, chỉ tiêu dành cho nữ rất ít và không phải trường nào cũng có chỉ tiêu. Vì vậy, nữ thí sinh trong cuộc đua vào trường công an, quân đội cạnh tranh rất khốc liệt.

Trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023, Vi Thị Thu, cựu học sinh lớp 12A, Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa đạt 27,85 điểm ở 3 môn tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa) bao gồm cả điểm ưu tiên.

Cô Tạ Thị Thúy Chinh, giáo viên chủ nhiệm của Thu rất tự hào về cô học trò nhỏ. Thu sinh ra trong một gia đình thuần nông ở xã Cát Tân, huyện Như Xuân, Thanh Hóa, là người dân tộc Thái. Từ tiểu học, Thu đã có mục tiêu rất rõ ràng là lên THCS, phải phấn đấu vào học Trường THCS nội trú của huyện để giảm gánh nặng chi phí ăn học cho gia đình. Lên THPT, Thu lại phấn đấu tiếp vào Trường THPT Nội trú tỉnh. Cô Chinh cho hay không chỉ là học sinh gương mẫu, chăm ngoan, Thu còn luôn hỗ trợ, đồng hành với bạn bè gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp. Ba năm học THPT, Thu luôn là học sinh giỏi của lớp, của trường. Tháng 5 vừa qua, Thu chính thức trở thành Đảng viên trẻ của Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa.

Thủ khoa đầu vào Học viện Hậu cần: Nỗ lực để đạt được ước mơ ảnh 1

Vi Thị Thu. Ảnh: Lường Toán

Nói thêm về học trò, cô Chinh không khỏi xúc động khi nhớ lại lúc nhận kết quả xét tuyển vào ĐH. Khi biết Thu trúng tuyển vào Học viện Hậu cần, cô Chinh đã gọi ngay cho Thu vì cô biết nếu không vào trường quân đội, em không có cơ hội để tiếp tục học ĐH.

Tranh thủ làm thêm để có tiền phụ bố mẹ

Sau khi tốt nghiệp, Thu đã đi làm thêm tại khu du lịch Hải Tiến, Thanh Hóa với mức thu nhập 180 nghìn đồng/ngày. Nhưng làm được một tháng là hết việc, Thu lại theo bạn ra làm công nhân thời vụ tại một công ty linh kiện điện tử tại Hà Nam.

Hơn 2 tuần làm công nhân bất đắc dĩ, Thu phải xin nghỉ làm để về khám mắt và bắt xe xuống trường hoàn thiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng. Nữ sinh này cho biết, khoản tiền hơn 4 triệu đồng có được trong thời gian làm thời vụ ở Hà Nam sẽ đưa mẹ mua sách vở và nộp học phí cho em út vừa vào lớp 1.

Thu là chị cả trong gia đình có 3 chị em. Dưới cô còn có em trai đã nghỉ học do hoàn cảnh khó khăn và cậu em út mới vào lớp 1. Bố mẹ Thu làm ruộng ở địa phương, thời gian rảnh bố Thu nhận đi phụ hồ, còn mẹ đi chặt keo thuê để trang trải cuộc sống.

Hơn một năm trước đàn lợn mà gia đình Thu nuôi với dự tính lúc xuất chuồng sẽ để ra một khoản tiết kiệm lo học phí cho con bỗng dưng mắc bệnh chết hết. Đầu năm nay, không may bị dao cứa đứt 2 đốt ngón tay, Thu phải xin nghỉ việc phụ hồ còn mẹ trở thành trụ cột lo cuộc sống cho cả nhà bằng nghề chặt keo thuê với mức thù lao 180.000 đồng/ngày.

Thấy bố mẹ vất vả nên những lúc rảnh rỗi hay vào dịp hè, Thu tranh thủ cùng mẹ đi chặt cây keo. Trước khi nhập học, Thu còn lo toan cho bố mẹ phải có được bằng xe máy để chở các em đi học cho an toàn. Trong mắt cô Chinh, Thu không phải là học trò giỏi, xuất sắc nhất nhưng em luôn có nghị lực, mục tiêu rõ ràng và các thầy cô chỉ là “chất xúc tác” để đẩy con thuyền đến thành công.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.