Thanh Hoá: 1.281 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

0:00 / 0:00
0:00
TPO - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh, giai đoạn 2023 – 2027.

Theo đó, tổng số người được phê duyệt là 1.281 người có uy tín/1.281 thôn, bản, khu phố của 183 xã, thị trấn thuộc 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã có xã, thôn miền núi. Trong đó, dân tộc Mường là 627 người; dân tộc Thái là 484 người; dân tộc Dao là 13 người; dân tộc Mông là 43 người; dân tộc Kinh là 83 người; dân tộc Khơ Mú là 2 người; dân tộc Thổ là 29 người.

UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách người có uy tín theo quy định; đồng thời Sở Tài chính phối hợp với Ban Dân tộc kịp thời hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chính sách, phối hợp với Ban Dân tộc, Công an tỉnh xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm thực hiện chính sách đối với người có uy tín theo quy định.

Thanh Hoá: 1.281 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ảnh 1

Trong thời gian qua, bằng uy tín và kinh nghiệm, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tỉnh Thanh Hóa trở thành những “điểm tựa” vững chắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã tích cực vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa nghèo; bài trừ những hủ tục và gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, góp phần xây dựng thôn, bản đoàn kết, bình yên.

Các cấp, các ngành trong tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện tốt công tác vận động, tranh thủ, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện bảo đảm quốc phòng, giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tích cực tham gia và vận động quần chúng Nhân dân các dân tộc tham gia xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xóa bỏ các tập tục lạc hậu; vận động con cháu, nhân dân tích cực giữ gìn và phát huy các phong tục, tập quán, giá trị văn hóa tốt đẹp của các DTTS; phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.