Gia Lai:

Tăng cường hơn nữa hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 8/8 tại Tp. Pleiku, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác dân tộc 5 tháng cuối năm 2023.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND và Phòng Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố.

Tăng cường hơn nữa hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Quang cảnh Hội nghị

Thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; tổ chức Hội nghị biểu dương 200 Người có uy tín; bình chọn 15 Người có uy tín tham dự Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc năm 2023; tổ chức đưa đoàn cán bộ, công chức Ban Dân tộc tỉnh tham dự hội thao tại tỉnh Quảng Ngãi...

Đặc biệt, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho 2 năm (2022, 2023) là 1.533,502 tỷ đồng, trong đó tổng kế hoạch vốn đầu tư phát triển là 774,293 tỷ đồng; tổng kế hoạch vốn sự nghiệp 759,209 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6/2023 đã giải ngân vốn đầu tư phát triển là 152,785 tỷ đồng (đạt 19,74% tổng kế hoạch); giải ngân vốn sự nghiệp 48,226 tỷ đồng (đạt 6,35% tổng kế hoạch), các nguồn vốn tập trung cho 10 dự án.

Hội nghị đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng kiến nghị, đề xuất với tỉnh, Trung ương xem xét miễn giảm kinh phí đo đạc, xuất trích lục đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện cho các hộ này được đo đạc, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cho phép chuyển nguồn vốn đã bố trí thực hiện năm 2023 sang năm 2024; sớm ban hành khung chương trình và tài liệu dạy tiếng dân tộc, có chính sách đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số...

Trong 5 tháng cuối năm, Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành kiến nghị, đề xuất các cấp có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện; tham mưu UBND tỉnh triển khai Nghị định, Thông tư liên quan đến cơ chế quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các Dự án thuộc Chương trình MTQG 1719; sau khi Trung ương ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 9 Chương trình MTQG 1719; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình MTQG 1719 ở các địa phương.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.