Tái khởi động chương trình giáo dục song ngữ dành cho học sinh dân tộc

0:00 / 0:00
0:00
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội nghị
TPO - Ngày 16/12 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và UNICEF Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về tái khởi động Chương trình Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ dành cho trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS).

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: Việt Nam có 54 dân tộc anh em, trong đó 53 dân tộc thiểu số. Tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, Đảng, Nhà nước những năm qua và trong giai đoạn tới luôn quan tâm đến nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng miền núi, dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với trẻ em người DTTS.

Chính phủ đã ban hành Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 của Chính phủ về Phê duyệt đề án Phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 đã tạo nên diện mạo mới đối với GDMN. Chính phủ cũng quan tâm đến nâng cao chất lượng GDMN vùng DTTS bằng đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS, nhằm hỗ trợ giảm bớt rào cản ngôn ngữ khi trẻ đến trường.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ (GDSNTCSTMĐ) là một phương pháp tiếp cận giáo dục dựa trên cơ sở khoa học giáo dục. Phương pháp tiếp cận này đã được UNICEF hỗ trợ về kĩ thuật và tài chính để thực hiện thử nghiệm đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi và học sinh tiểu học dân tộc Mông, Jrai và Khmer (giai đoạn 2008 - 2015) ở 3 tỉnh thí điểm Lào Cai, Gia Lai và Trà Vinh (An Giang tự thực hiện).

Tái khởi động chương trình giáo dục song ngữ dành cho học sinh dân tộc ảnh 1

Hội nghị được thực hiện trực tuyến tại các điểm cầu trên cả nước

GDSNTCSTMĐ tiếp tục được các địa phương nhân rộng với trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học dân tộc Mông ở Lào Cai (2010 - 2020); với trẻ mẫu giáo và học tiểu học dân tộc Khmer ở An Giang. Kết quả giáo dục ở giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn nhân rộng đã khẳng định tính phù hợp và khả thi của GDSNTCSTMĐ đối với những dân tộc thiểu số có đủ điều kiện để thực hiện

Tại Hội nghị, các ý kiến tham luận đã đánh giá đúng vai trò, hiệu quả của giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn mới. Trong đó tập trung thảo luận những vấn đề: Ưu điểm, tác dụng của GDSNTCSTMĐ đối với trẻ em người DTTS; Công tác triển khai tại các địa phương, sáng kiến kinh nghiệm, khó khăn vướng mắc; Giải pháp thực hiện tốt chương trình; đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.