Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa miền núi và đồng bằng ở Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố cho các hộ gia đình tiêu biểu. Ảnh: TTXVN
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố cho các hộ gia đình tiêu biểu. Ảnh: TTXVN
TPO - Sáng 30/11, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến biểu dương hộ gia đình làm kinh tế giỏi và hộ gia đình văn hóa tiêu biểu trong đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) của Thủ đô.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn, những năm qua, công tác dân tộc luôn được Hà Nội quan tâm. Hàng nghìn tỷ đồng đã được thành phố đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, cơ sở y tế, giáo dục và hỗ trợ sản xuất cho đồng bào các xã vùng dân tộc miền núi của Thủ đô.

Tháng 11/2021, UBND TP tiếp tục ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, với kinh phí đầu tư là hơn 2.100 tỷ đồng. Qua đó trở thành địa phương đầu tiên của cả nước ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này.

“Việc triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch này sẽ góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Từ đó rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và khu vực đồng bằng của Thủ đô…” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn nhấn mạnh.

Thông tin tại hội nghị, Trưởng Ban Dân tộc TP Nguyễn Tất Vinh cho biết, những năm gần đây, vùng dân tộc miền núi của Thủ đô có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trên 12%. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi hiện giảm còn 0,96%. Thu nhập bình quân đạt 40 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 50 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, 8/13 xã vùng dân tộc miền núi của TP đã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức gương mẫu, tự giác của Nhân dân trong thực hiện nếp sống văn minh. Những năm gần đây, tỷ lệ hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” trong tổng số hộ dân của TP đạt từ 87 - 89%. Trong đó, tại các xã miền núi, số hộ đồng bào dân tộc thiểu số đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” hơn 93%. Năm 2021, có 112/119 thôn, làng vùng dân tộc, miền núi đạt tiêu chí “Làng văn hóa”.

Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa miền núi và đồng bằng ở Thủ đô ảnh 1
Bà Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đánh giá cao nhiều quyết sách, chính sách thiết thực chăm lo cho đồng bào DTTS của Hà Nội. “Bộ mặt nông thôn miền núi Thủ đô đã có sự phát triển đồng bộ rõ rệt, nếu không có các chính sách mang tính chất hệ thống thì sẽ không thể có được những kết quả, hiệu quả này…” - Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh nói.

Để vượt lên những khó khăn đang đặt ra trước mắt, Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh đề nghị Hà Nội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác dân tộc trong tình hình mới. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ là đồng bào dân tộc. Đồng thời quan tâm, xây dựng các dự án phát triển vùng miền núi song song với bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc…

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn đã trao tặng Bằng khen cho 6 tập thể hộ gia đình đại diện cho 23 tập thể hộ gia đình làm kinh tế giỏi, tập thể hộ gia đình văn hóa tiêu biểu giai đoạn 2018 - 2020 trong đồng bào vùng DTTS và miền núi của Thủ đô.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.