Phát lộ tượng phúc thần ở Thánh địa Cát Tiên

0:00 / 0:00
0:00
TP - Có tới 3 tượng phúc thần Ganesha được phát hiện ở Thánh địa Cát Tiên, làm xuất lộ dấu ấn Ấn Độ giáo ở di tích quốc gia đặc biệt này, đồng thời, làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa, nghệ thuật của một vùng đất cổ.

Nhà nghiên cứu dân tộc học Đinh Thị Nga cho biết, năm 1985, khi đang công tác tại Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng, trong một chuyến điền dã ở huyện Cát Tiên, chị cùng nữ đồng nghiệp Hồ Thị Thanh Bình đã phát hiện di chỉ khảo cổ này. Sau gần 10 lần khai quật đã tìm thấy hàng ngàn hiện vật được chế tác từ vàng, bạc, đồng, đất nung, đá quý…, trong đó có 3 tượng phúc thần Ganesha.

Phát lộ tượng phúc thần ở Thánh địa Cát Tiên ảnh 1

Tượng thần Ganesha được điêu khắc trên công trình kiến trúc Ấn Độ giáo

Bức tượng thứ nhất và thứ hai có niên đại vào khoảng thế kỷ VII - VIII. Tượng Ganesha đầu tiên được tìm thấy tại gò 1A, cao 34cm, rộng 21cm, chế tác từ đá sa thạch màu xám xanh, đầu tròn, trán nở, hai mắt nhỏ, hai tai to thỏng xuống, vòi vươn dài vắt sang bên trái, đầu vòi đặt nhẹ lên chiếc đĩa tròn.

Tay trái của tượng xòe ra đỡ lấy chiếc đĩa. Tay phải thu lại ngang thân, nắm chặt con rắn. Bức thứ 2 được phát hiện tại gò 2A, cao 1,2m, rộng 0,7m, dày 0,35m, tạc bằng chất liệu đá bazan, đầu khá to, trán hơi gồ, vòi voi cũng vắt sang bên trái, cánh tay phải cầm ngà voi đã bị gãy, tai to hình cánh quạt buông xuống vai.

Phát lộ tượng phúc thần ở Thánh địa Cát Tiên ảnh 2

Một bức tượng phúc thần Ganesha ở Cát Tiên

Bức thứ 3 được phát lộ tại gò số 8, niên đại khoảng thế kỷ VIII - IX. Tượng cao 17cm, rộng 10,8cm, tạc bằng đá sa thạch hạt mịn, màu xám xanh, đầu tròn có hai u nổi cao, mắt tròn với mí mắt cong mềm trông khá sinh động, đôi tai lớn với vành tai buông nhẹ lên hai bên bờ vai, ngà ngắn như mới nhú, vòi vắt sang bên phải, nhúng phần đầu vòi vào một chiếc tô.

Tuy có nhân dạng đầu voi mình người kỳ dị, nhưng Ganesha là vị thần đáng kính trong Ấn Độ giáo, tương truyền có thể mang lại điều may mắn, cát tường cho những người thành tâm cầu nguyện. Đầu voi to lớn tượng trưng cho trí tuệ thông thái, cái bụng bự biểu thị sự thịnh vượng, tai to thì nghe nhiều hiểu rộng, cái vòi tượng trưng cho khả năng đặc biệt có thể gỡ rối mọi bế tắc, khó khăn. Hầu hết các giáo phái của đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đều tôn thờ thần Ganesha.

Theo miêu tả trong Bộ kinh Purana Shiva, để đảm bảo cho sự riêng tư của mình, nữ thần Parvati đã lấy lớp da bên ngoài cơ thể tạo ra cậu bé Ganesha khôi ngô, rồi bảo cậu canh chừng cho mình tắm. Vì không biết thần Shiva là chồng của Parvati nên khi ông ta trở về nhà sau cuộc đi săn, Ganesha ra sức ngăn cản, không cho vào. Thần Shiva đùng đùng nổi giận, chém đứt đầu Ganesha. Đến khi nghe Parvati vừa than khóc vừa kể lại đầu đuôi câu chuyện, thần Shiva vô cùng hối hận, sai đoàn thiên binh đi tìm một sinh vật khác để hồi sinh sự sống cho Ganesha. Đoàn tìm mãi nhưng chỉ gặp một con voi, liền mang về cho thần Shiva. Thần lấy đầu con voi gắn vào người Ganesha rồi thổi sự sống vào.

Một số nhà khảo cổ nhận định sự phát lộ của một số đền tháp, mộ tháp và 3 bức tượng Ganesha cho thấy Thánh địa Cát Tiên chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo. Ở cả 3 bức tượng, thần Ganesha đều được tạc ở tư thế ngồi, chỉ có 2 cánh tay chứ không phải nhiều tay như các bức tượng ở những di tích khảo cổ khác.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.