Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn, hướng đến phát triển bền vững ở Mường Lát

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT ) là một trong những giải pháp mà huyện Mường Lát đang triển khai để bảo đảm sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Mường Lát nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Xã Trung Lý (huyện Mường Lát) hiện có hơn 1.300 hộ, hơn 7.000 nhân khẩu, xã có 15 bản, trong đó có 11 bản đồng bào Mông và 4 bản đồng bào Thái sinh sống. Trung Lý vẫn còn tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn, hướng đến phát triển bền vững ở Mường Lát ảnh 1
Sinh con sớm khiến nhiều cháu gái ở huyện Mường Lát có cuộc sống khó khăn.

Theo chính quyền địa phương, một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn, nghèo đói một phần cũng bởi nhiều em trai, em gái bỏ học, đi lấy chồng, lấy vợ sớm. Theo ghi nhận, tình trạng tảo hôn thường xảy ra nhiều nhất vào dịp Tết Nguyên đán, dịp nghỉ hè.

Trước tình trạng này, các bản của xã Trung Lý cũng đã đưa vấn đề TH&HNCHT vào hương ước, quy ước của bản.

Ngoài ra, xã Trung Lý cũng đã phối hợp với phòng dân tộc, phòng tư pháp, lực lượng công an, biên phòng tổ chức các buổi tuyên truyền tại các bản, trong trường học, nhất là Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trung Lý để nâng cao nhận thức của người dân, các em học sinh.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn, hướng đến phát triển bền vững ở Mường Lát ảnh 2
Lực lượng chức năng huyện Mường Lát tuyên truyền vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân...

Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý, Giàng A Lâu, cho biết: So với trước đây, tình trạng tảo hôn ở địa bàn xã Trung Lý đã giảm nhiều. Năm 2019 trở về trước, hằng năm có khoảng 18 - 20 cặp tảo hôn. Những năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các lực lượng chức năng, tình trạng tảo hôn có chiều hướng giảm.

Để giảm thiểu và dần chấm dứt nạn tảo hôn thì giải pháp trọng yếu là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện nghiêm túc các chế tài xử lý, gắn với tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng hơn.

Đặc biệt phải đưa công tác tuyên truyền vào chương trình giáo dục ngoại khóa trong nhà trường, kể cả bậc tiểu học, góp phần nâng cao nhận thức của lứa tuổi học sinh, thanh, thiếu niên và nâng cao một phần trách nhiệm của bố mẹ, phụ huynh học sinh.

"Việc tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa mới, bài trừ những hủ tục, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới trong đồng bào DTTS cũng là giải pháp quan trọng để giảm thiểu tảo hôn", Phó Chủ tịch UBND xã Trung Lý, Giàng A Lâu cho biết thêm.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn, hướng đến phát triển bền vững ở Mường Lát ảnh 3
Trung tâm Y tế huyện Mường Lát tuyên truyền về việc chăm sóc sức khoẻ cho học sinh tại trường học.

Còn ông Lầu Thanh Va, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Mường Lát, chia sẻ: Để xóa bỏ được vấn đề tảo hôn thì trước hết cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, các ngành và cán bộ, đảng viên, tranh thủ sự vào cuộc của các già làng, trưởng bản, người có uy tín, trưởng dòng họ trong việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, nhất là cán bộ, đảng viên. Xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình hay trong tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác phòng, chống tảo hôn, đồng thời thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc ngăn chặn, phòng, chống TH&HNCHT...

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” (giai đoạn II). Để triển khai đề án, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 99/KH-UBND ngày 2/4/2021.

Từ năm 2021 – 2022, nguồn kinh phí cấp tỉnh đã cấp cho các huyện, xã tổ chức 320 hội nghị tuyên truyền cho hơn 35.000 người dân là cán bộ xã, thôn/bản, người có uy tín, người dân; tổ chức 58 buổi nói chuyện chuyên đề tại các trường học; lồng ghép tuyên truyền tại các hoạt động hội họp của xã, thôn/bản, các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại cộng đồng dân cư...

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.