Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 28/6, thông tin từ Sở Du lịch Ninh Bình cho biết, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Ninh Bình đã được UNESCO công nhận là một trong những thành công về du lịch bền vững.

Việc bảo tồn di sản không chỉ giữ nguyên vẹn mà còn tăng thêm giá trị theo tinh thần Công ước năm 1972 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Nhờ sự nỗ lực này, Ninh Bình đã vươn lên trong top 15 điểm đến hàng đầu và là một trong 10 tỉnh thu hút lượng khách du lịch cao nhất cả nước.

Kể từ khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, Ninh Bình đã đặt ra chiến lược rõ ràng để đánh thức di sản và phát triển du lịch. Dù gặp khó khăn do dịch COVID-19 trong hơn 2 năm qua, du lịch Ninh Bình đã phục hồi mạnh mẽ. Khu du lịch sinh thái Tràng An là một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước để khám phá vẻ đẹp sơn thủy hữu tình.

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững ảnh 1

Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, với nhiều kỷ lục nhất Việt Nam. Ảnh: Nam Phạm.

Năm 2023, Lễ hội Tràng An được tổ chức với chủ đề "Tràng An kết nối di sản", mang đến nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn như rước nước, rước rồng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống trên sông Sào Khê... Lễ hội còn đem đến sự giao thoa giữa Hát Xẩm - một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo và các tiết mục văn nghệ, dân ca 3 miền. Trong hành trình khám phá di sản, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.

Đặc biệt, Lễ hội Hoa Lư hàng năm diễn ra từ ngày mùng 8 đến 10/3 Âm lịch thu hút nhiều du khách từ khắp nơi về tham gia và trải nghiệm không gian văn hóa truyền thống đặc sắc.

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững ảnh 2

Bến thuyền Tràng An.

Lễ hội Hoa Lư không chỉ là dịp để du khách gần xa tìm hiểu về lịch sử vùng đất Cố đô nghìn năm văn hiến, mà còn là cơ hội để hòa mình vào không khí văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương. Múa rối nước, một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo và sáng tạo, mang đậm nét truyền thống của nền văn minh lúa nước, là một hoạt động không thể thiếu tại Lễ hội Hoa Lư hàng năm.

Tháng 5, du khách lại có cơ hội tham gia Tuần Du lịch Ninh Bình với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An". Du khách trải nghiệm thú vị khi đi thuyền trên sông Ngô Đồng, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của cánh đồng lúa Tam Cốc. Cánh đồng lúa Tam Cốc đã được chuyên trang du lịch Business Insider bình chọn là một trong 5 cánh đồng lúa đẹp nhất Việt Nam và tờ Telegraph (Anh) đánh giá là một trong 15 địa danh "tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến". Điều đáng chú ý là vẻ đẹp của cánh đồng lúa Tam Cốc lại là sự tạo dựng của cộng đồng dân cư địa phương.

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản để phát triển du lịch bền vững ảnh 3

Du khách đổ xô về Tràng An, Ninh Bình.

Ninh Bình tiếp tục được nhiều chuyên trang du lịch uy tín như TripAdvisor, Telegraph, Business Insider, The Travel và tạp chí Forbes đánh giá là một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Gần đây, Ninh Bình còn được vinh danh trong giải thưởng thường niên do Booking.com tổ chức nhằm tôn vinh các điểm đến và cơ sở lưu trú trên toàn thế giới, khi lọt vào top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới, đóng góp vào việc thúc đẩy du lịch bền vững.

Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với các giải pháp đồng bộ, du lịch Ninh Bình đã phục hồi mạnh mẽ. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã đón hơn 3,7 triệu lượt khách tham quan, trong đó có 101 nghìn khách quốc tế.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, số lượng khách đến Ninh Bình đã đạt 4,53 triệu lượt, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 224 nghìn khách quốc tế.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.