Những ông bố nuôi ở miền biên thùy

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cùng với nhiệm vụ gìn giữ biên cương, người lính quân hàm xanh ở Đắk Nông còn là bố nuôi chăm lo từng bữa cơm, giấc ngủ, nâng đỡ, chắp cánh ước mơ cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức lễ Tuyên dương 21 học sinh tiêu biểu trong chương trình “Nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng” và Dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường” năm học 2022 - 2023.

Tại buổi lễ, em Nông Tiến Mạnh (học sinh lớp 4A4, Trường tiểu học Nguyễn Du, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút) chia sẻ về hành trình trở thành con nuôi biên phòng.

Bố Mạnh bị bệnh bẩm sinh không thể làm việc nặng, mẹ cũng bị mù một mắt. “Khi được các chú, bác nhận nuôi, con không muốn đi vì sợ xa bố mẹ. Nhờ bố mẹ, thầy cô động viên, con đã vào ở đồn biên phòng và Đồn Nậm Na trở thành ngôi nhà thứ 2”, Tiến Mạnh (10 tuổi) chia sẻ.

Những ông bố nuôi ở miền biên thùy ảnh 1

Cán bộ biên phòng dạy học cho con nuôi biên phòng

Từ cậu bé ít nói, học lực trung bình, khi được các chú, bác bộ đội nhận nuôi, chăm sóc, Mạnh đã tự tin, vui vẻ và hoà đồng hơn. Thành tích học tập của em cũng được cải thiện, 2 năm vừa qua đều đạt học sinh giỏi. Ngoài giờ học trên lớp, Tiến Mạnh còn được các chú, bác bộ đội dạy cách gấp chăn màn, giặt quần áo, lau nhà cửa, rửa bát…

Đại tá Nguyễn Trung Kiên, Chính ủy BĐBP Đắk Nông, cho biết, địa phương có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Nhiều bản làng ở khu vực biên giới của tỉnh bạn còn khó khăn và có em đứng trước nguy cơ phải bỏ học. Do đó, BĐBP Đắk Nông đã thường xuyên nhận đỡ đầu 12 em học sinh Campuchia có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên học tập tốt.

Chương trình “Nâng bước em tới trường” được BĐBP Đắk Nông triển khai từ tháng 9/2016, theo hình thức hỗ trợ tiền hằng tháng cho các em học sinh. Đến nay có 128 em được hỗ trợ với tổng số tiền trên 2,6 tỷ đồng.

Cũng xuất phát từ tình yêu thương, mong muốn mọi trẻ đều được tiếp tục đến trường, tháng 9/2019, BĐBP Đắk Nông triển khai Chương trình “Con nuôi đồn Biên phòng”. Theo đó, các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không nơi nương tựa sẽ được đón về ăn ở sinh hoạt tại các đồn, trạm biên phòng để tiếp tục đến trường. Đến nay các đơn vị đã nhận nuôi 5 em.

Tiếp nối nghĩa cử cao đẹp ấy, Dự án “Cán bộ, chiến sỹ Quân đội nâng bước em tới trường” ra đời. Năm học 2022 - 2023, BĐBP tỉnh nhận hỗ trợ 101 em người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi em 7,4 triệu đồng/năm. Tổng số tiền hỗ trợ các em trong học kỳ II năm học 2022 - 2023 là 404 triệu đồng, và số tiền sẽ hỗ trợ của năm 2023 là 1,132 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.