Những chuyến ly hương

0:00 / 0:00
0:00
Dịch COVID-19, các con bị mắc kẹt ở Bình Dương, bà Hạnh mưu sinh nuôi các cháu ăn học
Dịch COVID-19, các con bị mắc kẹt ở Bình Dương, bà Hạnh mưu sinh nuôi các cháu ăn học
TP - Nhiều lần tôi tự hỏi, đằng sau những cuộc rời quê ấy là gì? Ly hương có đem lại tương lai tươi sáng hơn? Những trăn trở đó đưa tôi đến với những câu chuyện mặn mồ hôi, nước mắt của những người con xứ Nghệ xa quê, nhọc nhằn mưu sinh nơi đất khách quê người.

Những bản làng nghèo ở miền Tây xứ Nghệ đã quen với nhịp sống chậm rãi xen lẫn chút buồn vì vắng bóng người trẻ.

Bản Văng Môn (xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An), nằm biệt lập giữa rừng sâu, giáp ranh biên giới Việt - Lào. Dân bản địa chủ yếu tự cung tự cấp, trồng được thứ gì ăn thứ đó. Bản làng dường như chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ, đa số thanh niên chọn phương Nam làm chốn mưu sinh. Đó là những lời giới thiệu của cán bộ Đồn biên phòng xã Tam Hợp trên đường dẫn chúng tôi vào bản.

Sau hơn 1 giờ chạy xe máy men theo con đường đất độc đạo giữa núi rừng, chúng tôi đặt chân đến Văng Môn. Những cô bé, cậu bé đen nhẻm chơi đùa trước sân. Nơi góc nhà, những người phụ nữ Thái im lặng ngồi thêu, vá... “Bản Văng Môn có 83 hộ với 321 nhân khẩu. Ở đây thanh niên đi vào Nam làm công nhân hết, giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ thôi”, trưởng bản Hà Văn Nghệ nói rồi dẫn chúng tôi đến nhà của ông Lương Văn Vĩnh. Ngôi nhà sàn nằm khép mình dưới chân núi, bên trong không có thứ gì quý giá, chỉ có chiếc giường, ít bộ quần áo cùng vài ba củ sắn ở giữa nền đất. Dẫn đứa cháu ngoại 5 tuổi đến góc nhà lột tờ lịch của ngày cũ, ông nhìn cô bé bằng ánh mắt yêu thương, pha chút ưu tư. “Ngày mai bố sẽ về với con đúng không ông?”, đưa tay xé tờ lịch, cô cháu gái luôn miệng hỏi. Người đàn ông khẽ gật đầu ngụ ý như trả lời nhưng không giấu được nỗi tư lự đang dần lộ ra trên khuôn mặt đen sạm.

Những chuyến ly hương ảnh 1

Bản Văng Môn, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An vắng bóng lao động trẻ

Ông Vĩnh năm nay bước sang tuổi 54, là nông dân chính gốc ở bản Văng Môn, xã biên giới Tam Hợp. Hơn 30 năm trước, ông kết duyên với bà Kha Thị Hòa, rồi sinh 4 người con. Sinh kế duy nhất thời ấy là làm nương rẫy, nhưng chí ít, vợ chồng ông không phải bỏ lại con cái đi kiếm miếng cơm nơi xứ người như các con ông hiện nay.

“Ngày con đi, cả đêm vợ chồng tôi không ngủ được, ứa nước mắt vì thương nhớ con. Cũng vì cái nghèo, cái đói nên mới ngậm ngùi để con mưu sinh nơi xa. Chỉ mong mau hết dịch để được gặp các con”, bà Hòa tiếp lời chồng khi ông bỏ lửng câu nói trong tiếng thở dài. Bà nói, hai vợ chồng già rồi mà ngày ngày còn phải thay nhau làm lụng kiếm tiền chăm nuôi cháu. “Vì cuộc sống mưu sinh nên chúng nó mới phải gửi lại con cái cho nội ngoại hai bên nuôi dưỡng, chứ có cha mẹ nào muốn bỏ lại đứa con do mình đứt ruột đẻ ra mà đi đâu”, bà ngậm ngùi.

Ba năm trước, con trai út của ông là anh Lương Văn Bách rời quê khi mới 18 tuổi, vào TPHCM làm thuê. Năm ngoái, khi dành dụm được một ít tiền, anh về quê cưới vợ với ý định bám trụ ở quê. Nhưng do không có bằng cấp nên anh lại phải tha hương. Chưa đầy 3 tháng sau, TPHCM bùng phát dịch COVID-19, anh phải nghỉ làm. Vợ anh mới sinh con được mấy ngày bị “mắc kẹt” lại Sài Gòn, muốn về quê cũng không được. Ông Vĩnh kể, lúc nghe con nói bỏ làng đi, ông rơi nước mắt. Lần ly hương thứ hai không chỉ có anh Bách, mà tất cả các con ông đều đi.

Trụ cột tuổi 60

Như bao gia đình nghèo khó khác ở bản Văng Môn, bà Kha Thị Hạnh (60 tuổi) cũng đang chăm sóc cho 4 cháu, đứa lớn nhất 8 tuổi, đứa nhỏ chỉ mới học mẫu giáo. Bà Mai kể, trước đây nhà bà cũng có 2 ha ruộng nhưng 5 năm trước, chồng bà bị bệnh nan y nên gia đình đã phải bán đất lấy tiền chữa trị cho ông. Mất ruộng, con cái bà đều phải tha hương. Để có tiền nuôi các cháu, hằng ngày, bà đi làm thuê quanh vùng, ai thuê gì làm nấy. Những ngày không có người thuê, bà đạp xe quanh xã hỏi mua hoa màu rồi mang xuống chợ thị trấn bán lại kiếm lời. “Có hôm, tôi phải thức dậy từ lúc 2 giờ sáng để chuẩn bị mớ rau, con cá cho kịp chợ họp vào sáng sớm, cực lắm. Nhưng giờ mình không làm thì lấy gì ăn, các con đâu còn đứa nào ở nhà”, bà nói.

Bà Hạnh có 4 người con, tất cả bỏ xứ vào Bình Dương làm thuê. Dịch COVID-19 khiến các con của bà mất việc làm, không có thu nhập và chưa thể hồi hương. Cuộc sống khó khăn nay càng thêm khốn khó. “Bố mẹ của bọn trẻ mỗi tháng dành dụm gửi về 4 triệu đồng. Số tiền này chỉ đủ nuôi sống 6 miệng ăn, và cho 4 đứa cháu đến trường. Có tháng cháu ốm, ông đau, tôi phải chạy vay mượn thêm. Giờ lại thêm dịch bệnh, các con đều thất nghiệp. Giá như lúc ấy tôi không cho con đi làm xa thì tốt biết mấy. Giờ dịch bệnh muốn về cũng không được. Về quê có rau ăn rau, cháo ăn cháo, chẳng sợ đói. Các con đều ở vùng tâm dịch, lo nhất là lúc ốm đau, lỡ có vấn đề gì thì biết kêu ai”, bà thở dài.

Câu chuyện ly hương ở bản Văng Môn nói riêng, xã Tam Hợp nói chung không phải là hiếm, ông Lê Hồng Thái, Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, nói. Lật cuốn sổ tay ghi chép về nhân khẩu của xã, ông Thái bảo, xã có 5 bản, với 522 hộ và 2.485 khẩu, trong đó có hơn 1.000 người trong độ tuổi lao động, số còn lại là người già và trẻ em. “Một người đi thấy sống được, họ về rủ thêm anh em, bà con lối xóm, thành thử giờ mà tính số người đi lẻ thì nhà nào cũng có người đi làm xa. Tình trạng ly hương với mong muốn thay đổi cuộc sống dẫn đến thiếu hụt nguồn lao động tại chỗ. Thực trạng đó cũng là nguyên nhân dẫn tới hàng loạt khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề tại địa phương”, ông Thái nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.