'Những chàng ngự lâm' khởi nghiệp từ quê nghèo

0:00 / 0:00
0:00
Anh Cương và anh Tân (áo thun) thăm vườn rau củ trong YangbriiFarmstay
Anh Cương và anh Tân (áo thun) thăm vườn rau củ trong YangbriiFarmstay
TP - Ba người có công việc, sở trường khác nhau, song đam mê khởi nghiệp đã biến họ thành một khối thống nhất cho sự ra đời của mô hình du lịch nông nghiệp khép kín mang tên YangbriiFarmstay tại vùng quê nghèo Ðắk Lắk.

Vượt qua giới hạn an toàn

Những ngày này, người dân huyện Lắk dần trở lại cuộc sống bình thường khi nơi đây được xác định “vùng xanh” COVID-19. Quán ăn, quán cà phê được mở cửa trở lại sau nhiều lần đóng cửa phòng chống dịch bệnh. Anh Mai Hồng Cương (33 tuổi, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk) ông chủ cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn gia súc, gia cầm kiêm người sáng lập khu du lịch nông nghiệp mang tên YangbriiFarmstay cũng tất bật hơn khi thiết lập chế độ làm việc mới.

Anh Cương cho hay, khu du lịch đi vào hoạt động chưa lâu (đầu năm 2021), thì dịch COVID-19 ập đến. Trong thời gian đóng cửa vì dịch bệnh, các thành viên trong nhóm tranh thủ sắp xếp lại khu vườn cho thật tươm tất, chờ ngày hoạt động trở lại.

Chia sẻ về sự ra đời của YangbriiFarmstay, anh Cương cho biết, huyện Lắk còn giữ nhiều nét hoang sơ, rừng cây, hồ nước nổi tiếng và cả những đặc sản ẩm thực Tây Nguyên, rất thích hợp xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp khép kín, phục vụ du lịch trải nghiệm, khám phá…

Dự án này được anh ấp ủ khá lâu, cho đến khi gặp được ba cộng sự cùng chí hướng gồm anh Châu Thiên Ân (34 tuổi) có thế mạnh phát triển du lịch cộng đồng; anh Nguyễn Quốc Bảo (29 tuổi) có kinh nghiệm về kế toán; anh Đỗ Duy Tân (34 tuổi) về quê huyện Lắk sinh sống sau 10 năm làm đầu bếp ở các khách sạn 3 sao, 4 sao tại TPHCM. Mỗi thành viên có thế mạnh, sở trường riêng, và họ chính là mảnh ghép lý tưởng để YangbriiFarmstay ra đời.

Năm 2020, nhóm anh Cương bắt tay cải tạo khu đất rộng hơn 1,2 héc-ta tại buôn Thái, xã Bông Krang, huyện Lắk để xây dựng YangbriiFarmstay với đầy đủ các hạng mục như khu nghỉ mát, vườn rau, cây ăn trái, khu vực chăn nuôi heo đen bản địa…

Du khách khi đến với YangbriiFarmstay như được trở về với khung cảnh làng quê thanh bình (ngắm cánh đồng lúa, vườn hoa quả, cây ăn trái, ao cá…), thậm chí trải nghiệm công việc làm vườn; thưởng thức món ăn ngon, tươi, sạch từ nơi sản xuất đến vườn ăn.

Cố gắng thôi chưa đủ

Đó là khẳng định của anh Cương sau nhiều năm miệt mài khởi nghiệp nơi quê nhà. Anh Cương lớn lên ở vùng quê nghèo huyện Lắk nên thấm đủ cảnh “làm bạn” với bùn đất, sương gió và cả những lần chạy lũ trong đêm. Trong anh luôn nung nấu khát vọng khởi nghiệp bằng chính đặc sản tại nơi cơ hàn nhất.

Đứng trước cánh cửa đại học, anh Cương chọn nghề Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên, sau đó học thêm ngành Quản trị kinh doanh nhằm bổ trợ cho dự định khởi nghiệp sau này.

Anh Ðỗ Duy Tân - đầu bếp chính của YangbriiFarmstay chế biến thành công món “thịt bò xông khói”. Ðây là món ăn do anh sáng tạo công thức, sử dụng nguyên liệu từ con bò cỏ được nuôi phổ biến tại địa phương, kết hợp với một số loại gia vị đặc biệt. Thịt bò tươi sau khi sơ chế kỹ sẽ được tẩm gia vị cho thấm, có thêm lá tre, sau đó mang đi xông khói bằng củi than hồng cho đến khi khô, dậy mùi thơm nồng.

Năm 2013, anh Cương ra trường, đầu quân cho một công ty nước ngoài có trụ sở tại Bình Phước rồi về quê công tác tại Trạm Chăn nuôi - Thú y huyện Lắk.

Năm 2015, anh xin nghỉ việc, toàn tâm lo cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn gia súc, gia cầm do anh gây dựng với số vốn khởi nghiệp ban đầu là 20 triệu đồng.

Ngoài ra, anh còn cùng nhóm bạn trẻ tại địa phương khởi nghiệp từ đặc sản địa phương như cá thác lác, rau sạch, gạo đặc sản, gà mía, vịt trời…

Các mô hình trên triển khai được một thời gian thì kết thúc do những khó khăn nội tại và khách quan.

“Sau những thất bại trên, mình rút ra bài học, kinh doanh hay cuộc sống cũng vậy, cố gắng thôi chưa đủ. Với mình, nhận diện được thất bại cũng là thành công, là kinh nghiệm quý để nhóm xây dựng YangbriiFarmstay bài bản, chuyên nghiệp và bền lâu hơn”, anh Cương tâm sự.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.