Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong lễ Katê tại tỉnh Bình Thuận diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của đồng bào người Chăm, qua đó quảng bá, giới thiệu hình ảnh, giá trị và nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Chăm đến với du khách.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 1

Lễ hội tại tháp Pô Sah Inư

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Ngày 17/10, tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) diễn ra nhiều hoạt động tôn vinh văn hóa Chăm. Ở gian chính điện của Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, ông Kadhar thực hiện nghi thức cúng Katê và hát những bài thánh ca về các vị nam Thần, mang ý nghĩa cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, làng xóm yên vui…

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 2

Nhạc lễ

Sau đó là hội thi viết chữ Chăm truyền thống với sự tham gia của hàng chục người ở độ tuổi từ 18 đến 50, đang sinh sống tại tỉnh Bình Thuận.

Đêm 17/10, Đoàn nghệ thuật bán chuyên Chăm thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Bắc Bình tổ chức chương trình nghệ thuật ca, múa, nhạc dân gian Chăm phong phú, hấp dẫn với chủ đề “Mừng hội Katê năm 2023” phục vụ người dân địa phương và khách tham quan.

Ngành du lịch phối hợp với địa phương tổ chức các đợt hướng dẫn đoàn du khách tham quan di tích kiến trúc lịch sử - văn hóa Đền thờ Po Klaong Mânai tại thị trấn Lương Sơn; chiêm ngưỡng bộ sưu tập kho mở Hoàng tộc Chăm tại xã Phan Thanh; tham quan đền thờ Po Anit tại xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình...

Trước đó, vào ngày 14/10 Sở VH-TT&DL tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức lễ hội Katê của người Chăm tại tháp Pô Sah Inư. Các chức sắc tôn giáo Bàlamôn người Chăm đã thực hiện nghi thức rước y trang lên tháp, lễ mở cửa đền, tháp, lễ tắm bệ thờ Linga-Yoni, lễ mặc y phục cho tượng thần...

Phần hội thật ấn tượng với chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc: Những điệu múa, làn điệu dân ca Chăm, cộng hưởng với bản hòa âm của trống Gi Năng, trống Paranưng và kèn Saranai.

Theo bà Lưu Thái Tuyên, Phó giám đốc Bảo tàng Bình Thuận, lễ hội Katê là một bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa của người Chăm, phản ánh những giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật; gắn với sinh hoạt và đời sống của người dân.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 3

Lễ rước y trang

Lễ hội thể hiện sự thành kính, biết ơn đối với các vị thần linh, ông bà, tổ tiên đã bảo bọc và chở che cho con cháu khỏe mạnh, cuộc sống bình an, no ấm. Đây còn là dịp thắt chặt tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, nâng cao ý thức về cội nguồn…

Trưng bày trang sức cổ của người Chăm

Cũng trong ngày 17/10, tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tiếp nhận hiện vật của các nhà sưu tập, trí thức, đồng bào Chăm hiến tặng.

Những người hiến tặng hiện vật bao gồm các ông Nguyễn Ngọc Ẩn và Nguyễn Văn May (TP Phan Thiết, Bình Thuận), ông Trần Thế Mừng (quận 1, TP HCM), ông Trượng Văn Sướng (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, các ông Thái Hùng Lâm và Nguyễn Quốc Dũng (TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

Đặc biệt, ngoài việc hiến tặng 77 hiện vật, ông Nguyễn Quốc Dũng còn trưng bày 246 hiện vật với chủ đề: “Trang sức xưa của người Chăm và các dân tộc cùng ngữ hệ ở Tây Nguyên” tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết Tết Nguyên đán 2024 để phục vụ công chúng thưởng lãm.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 4

Ông Dũng tại gian trưng bày các hiện vật của mình

Các hiện vật gồm vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai, chuỗi hạt cườm, trâm cài tóc, y trang (trang sức đính trên áo)… được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đá quý, đồng, sắt, hổ phách, ngà voi, đất nung, thủy tinh, nhựa cây. Niên đại trải dài từ nền văn hóa Sa Huỳnh đến cuối thế kỷ thứ 19. Các hiện vật này được chọn ra từ hơn 3.000 hiện vật trang sức mà ông đã dày công sưu tập trong nhiều năm.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 5

Một góc gian trưng bày trang sức Chăm

Bộ sưu tập như bức tranh sống động phản ánh đời sống, tín ngưỡng, trình độ thẩm mỹ, nghệ thuật của người Chăm và một số dân tộc bản địa gốc Tây Nguyên có mối liên hệ mật thiết với người Chăm trong lịch sử.

Ông Đoàn Văn Thuận, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Thuận cho biết, những năm gần đây, chưa có nhà sưu tập nào tổ chức gian trưng bày độc đáo, hấp dẫn như thế tại Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm. Đây là tài sản quý giá, góp phần làm phong phú thêm các hiện vật văn hóa Chăm tại tỉnh Bình Thuận.

Nhiều hoạt động đặc sắc trong lễ hội Katê của đồng bào người Chăm ở Bình Thuận ảnh 6

Những chiếc vòng tay quý hiếm

Cũng theo ông Thuận, bảo tàng rất trân trọng số hiện vật mà các nhà sưu tầm đã hiến tặng; sẽ tìm mọi cách đưa hiện vật đến với đông đảo người dân và du khách, nhất là trong năm du lịch quốc gia Bình Thuận hội tụ xanh 2023.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.