Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Nhà thờ Giáo xứ Tôn Đạo thuộc Giáo phận Phát Diệm, Kim Sơn (Ninh Bình), vừa tròn 100 năm tuổi.

Nhà thờ Tôn Đạo được xây dựng từ năm từ 1922 đến 1936 thì hoàn thành. Nhà thờ nằm ven Quốc lộ 10, tọa lạc trên khuôn viên: 23.760m2, thuộc xã Ân Hoà Kim Sơn, cách TP Ninh Bình khoảng 20km.

Toàn cảnh Nhà thờ Tôn Đạo.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 1

Nét đẹp của nhà thờ trăm tuổi có kiến trúc Gothic.

Được biết, vào đầu thế kỷ XIX, mảnh đất Tôn Đạo chỉ là vùng biển hoang vu, với lau sậy cỏ dại mọc um tùm. Năm 1827, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ (1778-1859) cho người đi khảo sát còn phát hiện nhiều toán cướp ẩn trú nơi đây. Sau đó, ông đã dâng sớ lên nhà vua xin được khai khẩn vùng đất hoang vu này nhằm xóa bỏ trộm cướp và lấy đất chia cho dân lành.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 2

Nhà thờ Tôn Đạo nhìn từ trên cao.

Tại vùng đất này, Nguyễn Công Trứ đã khai khẩn được 18.970 mẫu ruộng, lập 14 làng, 17 ấp, 20 trại mới. Vùng đất này được đặt tên là Tiền Hải, sáp nhập vào tỉnh Thái Bình. Sau đó, ông chiêu mộ 63 vị, thứ mộ 1.200 nhân đinh, sau 1 năm ròng lao động, ông đã thành lập được 7 tổng, 63 làng, 22 ấp, 24 trại, chia đất cho 1.260 dân nghèo và thành lập huyện mới mang tên Kim Sơn. Như vậy từ năm 1829, Kim Sơn đã là vùng đất mới có tên trên bản đồ Việt Nam.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 3

Mái của Nhà thờ Tôn Đạo nhìn từ trên cao.

Vào thời điểm này, Tôn Đạo trực thuộc giáo xứ Phúc Nhạc (Giáo phận Phát Diệm). Sau này, vùng đất mới đã quy tụ nhiều cư dân đến đây lập nghiệp. Người Công giáo đông hơn, nên đến năm 1842, Tòa Giám mục Phát Diệm cho phép Tôn Đạo thành lập giáo xứ. Lúc đầu, giáo dân cũng làm một ngôi nhà thờ nhỏ để làm nơi cầu nguyện. Đến năm 1922, nhà thờ Tôn Đạo được xây dựng và tồn tại đến nay. Nhà thờ được xây dựng trong 14 năm mới hoàn thành.

Thánh đường nhà thờ có thiết kế với chiều dài 52m, rộng 25m và tháp chuông cao 35m. Tháp chuông được thiết kế hình lục lăng. Tại tầng 3 của tháp được treo 3 quả chuông gắn với 3 chiếc bánh đà có dây kéo. Theo đó, vào lễ thường nhà thờ sẽ kéo 3 hồi chuông với 2 quả chuông nhỏ. Khi có lễ trọng, đại lễ như Giáng sinh, Phục sinh…sẽ kéo 3 hồi chuông với cả 3 quả chuông, tạo thành khúc nhạc của bài thánh ca “Kính mừng Maria…” Nhà thờ được xây dựng bởi bàn tay Cố Kim, linh mục truyền giáo người Pháp.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 4

Như kiệt tác châu Âu giữa lòng Việt Nam.

Việc sử dụng sáng tạo mái vòm có sườn và trụ bay, cửa sổ bông gió và kính màu ghép đầy màu sắc kết hợp chủ nghĩa tự nhiên và phong phú của trang trí điêu khắc làm cho nhà thờ khác biệt với phong cách kiến trúc Roman trước đó. Từ cửa chính cuối nhà thờ đến các trụ cột, gian cung thánh với những nét hoa văn tinh xảo đặc kiến trúc Gothic phương Tây, vừa hài hoà uy nghi vừa tôn nghiêm, linh thiêng.

Từ những hoa văn xung quanh nhà thờ, tháp chuông đến những con cá chép nhả nước khi trời đổ mưa đều rất tinh xảo. Lúc trời mưa, những con cá chép như đang bơi trong nước thật đẹp.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 5

Mặt tiền nhà thờ.

Mặt tiền nhà thờ được thiết kế với 3 cổng ra vào. Cổng chính 2 bên dựng tượng 2 vị thánh Peter và Paul. Trần nhà thờ được thiết kế mái vòm hình gọng vó, tạo thành không gian thoáng mát và âm thanh vòm. Nhà thờ vẫn giữ nguyên tòa giảng được xây bằng xi măng với những nét hoa văn mềm mại, đẹp không tì vết nằm tại khu vực giữa nhà thờ.

Việc thiết kế đặc biệt này giúp những nhà truyền giáo chỉ cần đứng tại bục giảng giữa nhà thờ nói cả nghìn giáo dân đều nghe rõ mà không cần hệ thống âm thanh như ngày nay. Đặc biệt, khi ca đoàn hát những bài thánh ca, âm thanh sẽ vang vọng như một nhà hát chuyên nghiệp.

Tại bàn thờ chính nhà thờ được đặt tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm, 2 bên là tượng 2 thiên thần cầm nến chầu. Nhà thờ có hai hàng cột xây nhưng không choán không gian của người xem lễ.

Vào cuối tháng 12 năm 2012, tại lễ kính quan thày của giáo xứ và cũng là kỷ niệm 170 năm thành lập giáo xứ, 90 năm khánh thành nhà thờ, Đức Giám mục Giáo phận Phát Diệm khi đó, Giuse Nguyễn Năng cùng đông đảo các linh mục đã về dự lễ Tạ ơn của giáo xứ.

Nhà thờ Tôn Đạo: Kiệt tác kiến trúc trăm tuổi ảnh 6

Toàn cảnh nhà thờ khi hoàng hôn buông xuống.

Trong bài giảng, Đức cha Giuse từng nói xây nhà thờ cho Chúa ngự trong tâm hồn chứ không phải ngôi nhà thờ bằng gỗ hay xi măng ở ngoài. Ngôi nhà thờ này, ông cha đã xây dựng để con cháu có nơi cầu nguyện kính thờ Thiên Chúa. Vậy hãy năng đến nhà thờ để trò chuyện cùng Chúa, đừng để Chúa phải cô đơn trong ngôi nhà Tạm này.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.