Người trụ giữ hồn phố Hội

0:00 / 0:00
0:00
TP - Tôi gặp ông lần đầu trong cơn bão Noru hồi tháng 12 năm ngoái. Lúc đó trời xẩm tối, nước lũ đã dâng quá đầu gối. Nghe tiếng gọi, ông bì bõm lội ra, tay còn cầm đôi đũa vì đang dở việc bếp, chuẩn bị bữa tối. Người đàn ông với nụ cười hiền, giọng điềm đạm kể về cuộc sống trong bão lũ.
Người trụ giữ hồn phố Hội ảnh 1
Ông Tăng Hà Ái và ngôi nhà cổ lưu giữ đến đời thứ 9 của gia đình. Ảnh: Hoài Văn

Người đàn ông ấy tên là Tăng Hà Ái, 61 tuổi, chủ nhân ngôi nhà cổ Minh An số 115 Nguyễn Thái Học, TP Hội An (Quảng Nam). Nhớ hôm ấy ông bảo “Bão lũ miết cũng quen rồi, mình cũng phải dần thích nghi, và điềm tĩnh sống với nó thôi”.

Đó là cách mà những người dân Hội An như sống chung với bão lũ. Họ điềm tĩnh là bởi trước đó đã chủ động cập nhật thông tin, dời đồ đạc lên nơi an toàn. Và bằng chừng ấy năm kinh nghiệm giúp họ dự báo chính xác mực nước dâng vào phố, tương ứng với mức dâng cao đến đâu trong nhà để có cách ứng phó.

Ông được sinh ra và gắn bó tròn 61 năm nay với trong ngôi nhà cổ này. Ngôi nhà truyền nhiều đời, đến ông là đời thứ 9. Nhà cổ Minh An khá nổi tiếng, từng không ít lần khách tìm tới xin mua với giá mấy chục tỷ đồng nhưng ông kiên quyết không bán, là bởi “nó rất giá trị với mọi người và vô giá với tôi và con cháu dòng họ này, mình phải kế nghiệp và gìn giữ”.

Dù không thuộc di tích phải mua vé, nhưng du khách thường ghé ngôi nhà cổ của ông để tham quan. Với đoàn khách nào ông cũng niềm nở, giọng rành rọt và tự hào kể về ngôi nhà mình đang ở, về phố cổ và nếp sống của người Hội An.

Hồi đầu tháng 4 năm nay, câu chuyện Hội An siết chặt quản lý hoạt động tham quan, thu vé vào tham quan phố cổ gây thu hút quan tâm đặc biệt của dư luận. Cùng với ý kiến từ phía chính quyền, chuyên gia, cánh phóng viên chúng tôi cũng ghi nhận ý kiến đóng góp từ người dân phố Hội. Không lo ngại trước “vấn đề nhạy cảm”, ông thẳng thắn nêu quan điểm của mình. Ông chia sẻ, rằng bản thân cũng như nhiều người dân phố cổ Hội An với niềm tự hào về thành phố di sản của mình cũng đang rất sốt ruột theo dõi, mong chính quyền thông tin rõ về quyết sách lần này.

Thành phố Hội An đang tính toán về một đề án đưa cư dân bản địa trở về phố cổ - những con người với cốt cách nhân tình thuần hậu làm nên một "di sản sống" riêng có của phố Hội.

Trên báo chí, ông thẳng thắn nói lên quan điểm phản biện của mình, hiến kế làm sao để phát triển du lịch nhưng vẫn giữ được hình ảnh Hội An đẹp trong lòng du khách, một “Hội An nhân tình, thuần hậu”, và mong muốn chính quyền hướng tới quyết sách thuận lòng dân, không gây khó cho người dân bản địa.

Chính quyền Hội An sau đó đã có những buổi gặp gỡ thông tin đến người dân, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, hãng lữ hành, trao đổi thông tin cùng báo chí. Thông tin được chính quyền thành phố chốt lại là triển khai siết chặt thu vé đối với khách đoàn, không thực hiện phân luồng lối đi riêng cho người dân như thông tin ban đầu.

Chủ tịch thành phố Hội An ông Nguyễn Văn Sơn từng bày tỏ sự trăn trở về việc gìn giữ hồn phố Hội. Thực tế, hiện nay có 30% chủ sở hữu nhà trong phố cổ Hội An là người TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, những người này mua nhà để cho thuê lại. Ngoài ra, 40% số ngôi nhà có chủ là người gốc Hội An nhưng ra nơi khác ở còn nhà thì cho thuê lại; thực chất chỉ còn khoảng 30% người gốc Hội An còn ở trong phố cổ. Những người như ông Tăng Hà Ái là số ít ỏi còn trụ lại để giữ hồn phố.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.