Nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở Mèo Vạc

0:00 / 0:00
0:00
Người Xuồng nhuộm vải ở Mèo Vạc. Ảnh: Đ.M
Người Xuồng nhuộm vải ở Mèo Vạc. Ảnh: Đ.M
TPO - Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề trồng cây Chàm nhuộm vải của người Xuồng ở Mèo Vạc, Hà Giang vẫn được lưu giữ, bảo tồn và phát huy.

Thu nhập 70 triệu đồng/năm từ nghề trồng chàm

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, đã có một khoảng thời gian dài, nghề trồng cây Chàm nhuộm vải đứng trước nguy cơ bị mai một. Thế nhưng, xu hướng sử dụng chất liệu hữu cơ, nhằm bảo vệ môi trường cùng với nét sinh hoạt thường ngày riêng có của người dân nơi đây đã mang lại một sắc màu mới cho nghề thủ công truyền thống này.

Từ nghề nhuộm chàm, nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định vừa cải thiện đời sống gia đình. Trung bình từ nghề này, mỗi hộ cho thu nhập ổn định từ 60-70 triệu đồng/năm. Để duy trì nghề từ 17ha cây chàm lưu gốc đến nay toàn thôn đã mở rộng được trên 26ha cây nguyên liệu phục vụ nhuộm vải. Chị Nùng Thị Kêu, thôn Thăm Noong xã Tát Ngà một trong những gia đình đi đầu trong việc duy trì và phát triển nghề trồng chàm nhuộm vải phấn khởi chia sẻ:

Hàng năm, vào thời điểm tháng 5 người dân trong thôn lại bắt đầu cắt tỉa và trồng dặm cây chàm. Sau một năm chăm sóc khi cây đã trưởng thành sẽ được cắt cành, lá về để ngâm lấy nước pha với vôi trắng rồi tiến hành nhuộm vải. Tấm vải đạt chuẩn được đem đi phơi khi chuyển từ màu trắng sang màu xanh tím than đậm, có hương thơm đặc trưng.

Những vuông vải thành phẩm sau khi được nhuộm kỹ lưỡng sẽ được các tiểu thương thu mua để may ra những bộ quần áo đặc trưng từng dân tộc đem ra thị trường tiêu thụ. Các vuông vải được nhuộm cũng có nhiều chất lượng, loại giá khác nhau rẻ thì 500-600 nghìn/24 vuông, đến loại cao cấp 6-8 triệu đồng/24 vuông. Mỗi vuông vải hiện nay được người Xuồng quy định dài từ 70-80cm.

Sắc màu của bản làng

Nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở Mèo Vạc ảnh 1

Vải được nhuộm từ cây Chàm. Ảnh: Đ.M

Bà Phùng Mẩy Liều, xã Sủng Máng cho biết, mỗi tuần gia đình đều phải mua từ 92-94 vuông vải đã được nhuộm của người dân thôn Thăm Nong. Vải ở đây chất lượng rất tốt, về may ra những bộ quần áo đem đi các chợ phiên phục vụ đồng bào.

Nghề trồng chàm nhuộm vải là một nghề thủ công được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Người già trong thôn thường xuyên hướng dẫn cho con cháu trong gia đình giữ gìn truyền thống của dân tộc mình. Mới đây, Hội Nông dân xã Tát Ngà đã quyết định tập hợp bà con lại để thành lập Chi hội nghề nghiệp trồng chàm nhuộm vải thôn Thăm Noong hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, công khai thảo luận và thống nhất hành động với mong muốn giúp đỡ, cùng hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Bà Nùng Thị Mình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tát Ngà cho biết, việc xây dựng chi hội tạo các yếu tố tiền đề để thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

Tới đây Hội cũng sẽ tích cực tuyên truyền để các thôn, bản khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình trồng chàm tạo vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho nhân dân. Đồng thời, hỗ trợ, kết nối, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống của bà con trong thôn Thăm Noong để nhiều người cùng biết đến.

Nghề trồng chàm nhuộm vải của người Xuồng ở Mèo Vạc ảnh 2

Nhiều gia đình trồng chàm mang lại thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng/năm. Ảnh: Đ.M

Đến Thăm Noong những ngày này chúng ta có thể cảm nhận bộ mặt nông thôn ở đây đã thay đổi rõ rệt. Nhiều ngôi nhà tạm bợ trước đây được thay thế bằng những ngôi nhà xây khang trang, kiên cố. Các hộ dân cho biết, kinh phí xây dựng hầu hết cũng được tích góp từ việc trồng chàm nhuộm vải.

Đây cũng là nền tảng quan trọng để xã Tát Ngà trong tương lai sẽ phát triển loại hình du lịch trải nghiệm nghề truyền thống kết hợp tìm hiểu văn hóa đặc sắc của dân tộc Xuồng. Mục tiêu phát triển hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cũng đang là một hướng đi bền vững trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Bà H’Rưm (giữa) thành thục các kỹ thuật dệt

Sợi dây kết nối các thế hệ

TP - Từ khi còn là những cô bé, 3 chị em H’Neo Bdap được mẹ truyền nghề dệt truyền thống. Giờ đây, chị em bà truyền lại cho con cháu ở buôn làng, góp phần bảo tồn văn hóa, giúp nhiều phụ nữ Êđê ổn định cuộc sống.
Hàng cây trang bên suối Tà Má thu hút khách đến tham quan du lịch dịp nở hoa. Ảnh: Trương Định

Đồng bào Bana hiến đất mở đường

TP - Nhằm tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận tiện hơn khi vào du lịch suối Tà Má và hướng đến mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng, đồng bào Bana tại thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tự nguyện hiến đất để mở rộng đầu tư xây dựng đường.
Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Di sản hát lý của người Cơ Tu

TP - Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

Cậu bé 7 tuổi nối dài thanh âm Gia Rai

TP - Cậu bé người Gia Rai 7 tuổi, tay cầm 2 cái xập xèng (tiếng Gia Rai gọi là răng rai) vỗ nhịp nhàng hòa cùng nhịp chiêng của các nghệ nhân. Tiết mục biểu diễn đã mang đến sắc màu sinh động, thể hiện nét văn hóa truyền thống của dân tộc này.
Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

TPO - Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.