Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông tại Điện Biên được tổ chức vào dịp 2/9

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ nhất huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên hứa hẹn sẽ mang lại ý nghĩa văn hóa, chính trị sâu sắc, có sức lan tỏa về các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc Mông.

Đây là sự kiện văn hóa quy mô, nhằm chào mừng Kỷ niệm 77 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Ngày hội là dịp quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa đặc sắc và phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đến du khách trong và ngoài tỉnh.

Ngày hội có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào dân tộc Mông đến từ 15 xã trên địa bàn huyện Nậm Pồ, mỗi xã thành lập 1 đoàn không giới hạn số lượng người tham gia.

Các chương trình tham gia ngày hội có tính nghệ thuật cao, nhiều nội dung mới, chọn lọc đặc trưng văn hóa tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mông, các hoạt động tổ chức mang tính cộng đồng, đề cao vai trò chủ thể văn hóa, giao lưu văn hóa, bảo đảm yếu tố bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với các yếu tố tiến bộ của thời đại, góp phần tạo dựng một sân chơi văn hóa, thể thao và du lịch thật sự bổ ích của cộng đồng dân tộc Mông.

Các hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông huyện Nậm Pồ lần thứ I có: Liên hoan nghệ thuật quần chúng, thi ẩm thực, hội thi giã bánh giầy, giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương, giới thiệu, quảng bá du lịch. Các hoạt động văn hóa, thể thao trải nghiệm như: Ném pao, đánh cầu lông gà, hát giao duyên, múa khèn, thổi sáo, tù lu, đẩy gậy...

Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ nhất huyện Nậm Pồ hứa hẹn sẽ mang lại ý nghĩa văn hóa, chính trị sâu sắc, có sức lan tỏa về các giá trị văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc Mông.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...