Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Mảng ở Lai Châu

0:00 / 0:00
0:00
Các em học sinh đã có sự tiến bộ trong học tập cũng như tự tin tham gia phát biểu xây dựng bài trên lớp. Ảnh: Báo Dân tộc
Các em học sinh đã có sự tiến bộ trong học tập cũng như tự tin tham gia phát biểu xây dựng bài trên lớp. Ảnh: Báo Dân tộc
TPO - Nậm Nhùn là huyện đầu tiên trong tỉnh Lai Châu xây dựng, thực hiện đề án cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Cụ thể là Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người dân tộc Mảng giai đoạn 2019 - 2025”. Sau 2 năm triển khai Đề án trên địa bàn, bước đầu cho thấy chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực...

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc Mảng trên địa bàn, tạo nguồn tuyển sinh chất lượng cho các trường THPT, Dân tộc nội trú và các trường chuyên nghiệp… từ đó, tạo nguồn cán bộ là người dân tộc Mảng cho địa phương, huyện Nậm Nhùn đã xây dựng và triển khai Đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người dân tộc Mảng trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 - 2025, với mục tiêu trong giai đoạn đề án sẽ đào tạo 100 học sinh cấp THCS có chất lượng.

Đề án bắt đầu triển khai từ năm học 2019 - 2020, đối tượng tuyển sinh là học sinh người dân tộc Mảng có xếp loại hạnh kiểm tốt, học lực từ trung bình trở lên. Trong năm đầu triển khai tuyển sinh được 25 em học sinh lớp 6 và 25 em học lớp 7; các năm tiếp theo mỗi năm tuyển sinh 25 em học sinh lớp 6.

Học sinh sau khi được tuyển được đưa ra sinh sống, học tập tại Trường THCS thị trấn Nậm Nhùn; hằng tháng các em được hỗ trợ tiền học tập là 874.000 đồng/tháng. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, đặc biệt là khâu tuyên truyền đến Nhân dân, cán bộ, giáo viên các nhà trường về nội dung đề án mà việc triển khai, đưa học sinh dân tộc Mảng về trung tâm huyện đã có nhiều thuận lợi.

Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Nậm Nhùn cho biết: Thời gian đầu, khi mới nhập trường, đa phần các em còn bỡ ngỡ, một số phụ huynh hay đón các em về nhà mà không hỏi ý kiến của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp, tuyên truyền, nên đến nay, tình trạng này phụ huynh đến đón con em về tự do đã không còn.

Để bảo đảm chất lượng dạy và học, ngay từ đầu năm học nhà trường đã tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh, để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, phụ đạo, bồi dưỡng cho các em; tăng cường giáo dục kỹ năng sống, tinh thần đoàn kết dân tộc, sống hòa nhập trong tập thể; khuyến khích các em tham gia bày tỏ ý kiến, tạo cho các em sự tự tin, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp hàng ngày. Nhờ đó, các em đã từng bước hòa nhập với các bạn trong lớp, trong trường; kết quả học tập được nâng cao.

Theo đánh giá của nhà trường, qua 2 năm học, tỷ lệ chuyên cần đối với các em học sinh dân tộc Mảng luôn đạt 100%; không có học sinh học lực yếu. Một số học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện.

Nậm Nhùn là huyện đầu tiên trong tỉnh đã xây dựng, thực hiện đề án cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc ĐBKK. Dù thời gian đầu triển khai đề án còn nhiều hạn chế, nhưng đến thời điểm hiện tại, với những kết quả bước đầu cho thấy, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến tích cực.

Phòng Giáo dục huyện Nậm Nhùn phấn đấu duy trì 100% học sinh xếp loại học lực từ trung bình trở lên, có kỹ năng sống và định hướng nghề nghiệp, được tuyển sinh vào các trường THPT. Qua đó, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn cán bộ là người dân tộc Mảng cho địa phương sau này…

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.