Mở rộng khai quật khảo cổ tại di sản văn hóa thế giới thành Nhà Hồ

0:00 / 0:00
0:00
Thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong. Ảnh: Báo Lao động
Thành nhà Hồ với những nét đẹp cổ kính, rêu phong. Ảnh: Báo Lao động
TPO - Nhiều hạng mục tại di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ tới đây sẽ tiếp tục được khai quật khảo cổ.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành quyết định, cho phép Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo cổ tại đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) từ cổng Nam đến cổng Bắc, từ cổng Đông sang cổng Tây (trong Thành nội) và phía ngoài cổng Bắc (ngoài Thành Nội) của Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian khai quật từ ngày 25/11/2021 đến ngày 30/4/2022, trên diện tích 14.000m2, cụ thể: Đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) trong Thành Nội: Trục Nam - Bắc: 8.000m2 (04 hố x 2.000m2 /01 hố); trục Đông - Tây: 2.000m2 (04 hố x 500m2 /01 hố). Đường Hòe Nhai (đường Hoàng Gia) ngoài Thành Nội: Phía ngoài cổng Bắc: 4.000m2. Chủ trì khai quật là ông Nguyễn Thắng, Viện Khảo cổ học.

Trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tránh để hiện vật bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó.

Sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất 01 (một) tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất 1 năm, gửi về Bộ VHTTDL. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật khảo cổ, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Trước đó, Bộ VHTTDL cho phép Sở VHTTDL tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực bên trong Thành nội (trung tâm) Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ. Thời gian khai quật từ ngày 19/3/2021 đến ngày 31/12/2021. Diện tích khai quật là 17.000m2; trong đó, vị trí khu vực Thành nội là 15.000m2, vị trí Tây Bắc Thành nội là 2.000m2 .

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Ngày 27/6/2011, tại Kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản Thế giới ở Paris, Cộng hòa Pháp, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức quyết định đưa Di tích Thành Nhà Hồ vào Danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới./.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.