Mở rộng hỗ trợ gạo cho học sinh đặc biệt khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
Bữa ăn của học sinh vùng cao. (Ảnh tư liệu 2019)
Bữa ăn của học sinh vùng cao. (Ảnh tư liệu 2019)
TP - Từ năm 2013 đến nay, Nhà nước đã cấp 507.251 tấn gạo, trung bình mỗi năm cấp khoảng 68.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ học sinh nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số.

Yêu cầu cấp bách

Theo “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016” được Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, nghèo đói và trẻ em phải lao động sớm là 2 rào cản lớn nhất ngăn trẻ em đến trường. Đồng bào tại vùng sâu, vùng xa, miền núi đa số thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, tình trạng thiếu lương thực xảy ra quanh năm. Đói nghèo dẫn đến học sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) không được đi học hoặc phải bỏ học để lên nương, rẫy, đi làm thuê...

Để nâng bước cho trẻ em đến trường, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ gạo cho người dân, hỗ trợ gạo cho học sinh và việc hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho học sinh vùng khó khăn mang lại hiệu quả thiết thực.

Theo đó, hàng năm Chính phủ xuất cấp không thu tiền gạo để hỗ trợ đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; trường phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh. Mức hỗ trợ 15kg gạo/người/ tháng, thời gian hỗ trợ 9 tháng/năm được chia thành 2 kỳ.

Cần mở rộng đối tượng hỗ trợ

Đại diện Tổng cục Dự trữ cho biết, việc hỗ trợ gạo cho học sinh khu vực khó khăn là một trong những chính sách mang lại hiệu quả và có ý nghĩa chính trị lớn. 15kg gạo/tháng/1 học sinh với giá cả hiện tại thì số tiền hỗ trợ chỉ ở mức 150.000 đồng/tháng và nếu xét trong cơ cấu hỗ trợ theo quy định, thì tỷ lệ lương thực (gạo) so với toàn bộ mức hỗ trợ cho các em chỉ ở mức 17,6%. Số gạo tưởng như ít nhưng với học sinh nghèo thì đây là món quà quý giá, không chỉ giúp các em học sinh khu vực khó khăn không bị đứt bữa mà còn là điểm tựa nâng bước giúp các em đến trường.

Tại “Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: Nghiên cứu của Việt Nam 2016”, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Viện Thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) cũng đã kiến nghị Việt Nam tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người sinh sống có điều kiện đặc biệt khó khăn để duy trì kết quả đã đạt được và tiếp tục giảm tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường…

Tuy nhiên, để chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh khu vực khó khăn phát huy được hiệu quả cao nhất, Tổng cục Dự trữ cho biết, Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cần sớm bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách. Cần bổ sung đối tượng là học sinh thuộc hộ nghèo đang theo học THPT tại các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có hộ khẩu thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ học sinh vùng khó khăn đến trường tăng lên

2 vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có điều kiện kinh tế khó khăn nhất lại có tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc học THCS tăng cao nhất so với cả nước, cụ thể: Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tăng 13%, vùng Tây Nguyên tăng 7,9%.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

Đẩy lùi hủ tục, hành vi phản cảm, bạo lực trong lễ hội

TPO - Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống vừa được lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) ký ban hành với mục đích đảm bảo một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, đồng thời bài trừ hủ tục, tập quán lạc hậu, nghi lễ có tính bạo lực và các hành vi phản cảm, lệch chuẩn.
Điểm cầu tỉnh Cao bằng tham gia họp trực tuyến.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn

TPO - Sáng 23/11, ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chủ trì Hội nghị trực tuyến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật kỷ cương hành chính; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của 2 tỉnh trong quá trình thực hiện.