Mô hình cô đỡ thôn bản thúc đẩy bình đẳng giới nơi biên giới Lai Châu

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Với sự hỗ trợ tích cực của đội ngũ cô đỡ thôn bản, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở các bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới của tỉnh Lai Châu có nhiều chuyển biến tích cực, qua đó góp phần giảm bất bình đẳng giữa các vùng miền cũng như giảm bất bình đẳng giới.

Những cô đỡ tận tụy vì cộng đồng

Toàn tỉnh Lai Châu hiện có 175 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo tại các xã thuộc vùng hai, vùng ba. Năm 2022, Lai Châu có 5.625 lượt phụ nữ có thai được cô đỡ thôn bản tư vấn khám thai. Trong đó, vận động 957 bà mẹ đến đẻ tại cơ sở y tế; 266 bà mẹ đẻ tại nhà do cô đỡ thôn bản đỡ và 259 phụ nữ có thai được cô đỡ thôn bản phát hiện dấu hiệu bất thường, tư vấn chuyển tuyến.

Ông Nguyễn Thế Phong - Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu cho biết, những công việc của cô đỡ thôn bản có tác động lớn đối với cộng đồng, giúp phụ nữ chủ động đi khám thai, sinh nở tại cơ sở y tế và giảm tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh.

Mô hình cô đỡ thôn bản thúc đẩy bình đẳng giới nơi biên giới Lai Châu ảnh 1

Cô đỡ thôn bản Lý Minh Thương, dân tộc Dao ở bản Ma Ly Pho, xã biên giới Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, Lai Châu tuyên truyền người dân về khám thai định kỳ tại cơ sở y tế.

Gần 10 năm gắn bó với công việc làm cô đỡ thôn bản, chị Lý Minh Thương (dân tộc Dao ở bản Ma Ly Pho, xã biên giới Ma Ly Pho, huyện Phong Thổ, Lai Châu) cho biết: Bản Ma Ly Pho có 100% đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Trước đây, do nhận thức còn hạn chế nên khi mang bầu và sinh đẻ phụ nữ trong bản đều sinh con tại nhà, rất nguy hiểm.

Với mong muốn giúp chị em, năm 2014, chị Thương tham gia làm cô đỡ thôn bản: "Công việc của tôi gồm thống kê phụ nữ mang thai rồi tích cực vận động chị em đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và sinh đẻ tại đây bởi có nhân viên y tế chăm sóc tốt. Đến nay, bản không còn xảy ra trường hợp sinh con tại nhà", chị Thương chia sẻ.

Mô hình cô đỡ thôn bản thúc đẩy bình đẳng giới nơi biên giới Lai Châu ảnh 2

Cô đỡ thôn bản Lý Minh Thương tư vấn cách chăm sóc bé sau sinh.

Cô đỡ thôn bản cần hỗ trợ

Việc chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa, trong đó có phụ nữ gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh đó, cô đỡ thôn bản là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả, gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và kinh tế khiến cho phụ nữ người dân tộc thiểu số không tiếp cận được các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh.

Sẽ là không quá nếu nói rằng cô đỡ thôn bản chính là những "cánh tay nối dài" của ngành Y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số, qua đó góp phần giảm bất bình đẳng giữa các vùng miền cũng như giảm bất bình đẳng giới.

Thế nhưng, việc bố trí kinh phí cho hoạt động của cô đỡ thôn bản tại địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế; phụ cấp cho cô đỡ thôn bản hiện còn rất thấp hoặc không có.

Đây là “nút thắt” khi thực hiện công tác y tế tại cơ sở và thiệt thòi cho cô đỡ thôn bản. Bởi hầu hết cô đỡ thôn bản đều là hộ nghèo hoặc dân tộc thiểu số sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lai Châu Nguyễn Thế Phong, trước thực trạng trên, Sở Y tế trình HĐND, UBND tỉnh Lai Châu hỗ trợ các chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản nhằm duy trì bảo đảm mỗi thôn, bản có từ một đến hai nhân viên y tế thôn bản đã được đào tạo hoạt động.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.