Lạng Sơn: Nhiều mô hình hay, cách làm tuyên truyền bình đẳng giới hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Hoạt động tuyên truyền về công tác bình đẳng giới được lồng ghép thực hiện trong các mô hình hoạt động nhân đạo, mô hình tự quản, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân tại khu dân cư, tạo sức lan tỏa sâu rộng và mạnh mẽ trong nhân dân…

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, có tỷ lệ dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 82% với nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như: Tày, Nùng, Hoa, Mông, Dao….

Được sự quan tâm của tỉnh, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được cải thiện rõ rệt với nhiều mô hình, cách làm hiệu quả.

Theo báo cáo mới đây của UBND tỉnh Lạng Sơn về công tác bình đẳng giới, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có liên quan đến phụ nữ nói chung, phụ nữ dân tộc, tôn giáo nói riêng tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh.

Lạng Sơn: Nhiều mô hình hay, cách làm tuyên truyền bình đẳng giới hiệu quả ảnh 1

Tăng cường công tác tuyên truyền đến các vùng sâu, vùng xa ở huyện Chi Lăng (Lạng Sơn). Ảnh: Duy Chiến

Đáng chú ý, hoạt động tuyên truyền về công tác bình đẳng giới được lồng ghép thực hiện trong các mô hình hoạt động nhân đạo, mô hình tự quản, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân tại khu dân cư, tạo sức lan tỏa sâu rộng và mạnh mẽ trong nhân dân như các mô hình: “Nồi cháo tình thương”, “Cơm yêu thương”, “Hòm quỹ nhân đạo”, “Đội tình nguyện viên xung kích chữ thập đỏ”, “Ngân hàng máu sống”,...

Kết quả là trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị, địa phương đã tổ chức tuyên truyền được 1.200 cuộc thu hút 115.650 lượt người tham gia; đăng tải 30 tin bài trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các phương tiện truyền thông khác; treo trên 100 băng zôn, khẩu hiệu.

Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức treo được trên 50 băng zôn; biên soạn, xây dựng hơn 20 tin bài; 50 buổi tuyên truyền lưu động tại các xã, phường, thị trấn thu hút hơn 60.000 lượt người tham gia; Sở Y tế truyền thông lồng ghép được 137 buổi, thu hút 5.950 lượt người nghe; Sở Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền lồng ghép phổ biến giáo dục pháp luật về bình đẳng giới trên 440 buổi, thu hút 10.300 lượt người tham gia; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đăng trên 30 tin bài về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực giới; các phương tiện truyền thông cơ sở đưa trên 200 lượt tin bài thu hút trên 250.000 lượt người nghe…

Ngoài ra, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương đã chủ động triển khai thực hiện và truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, lồng ghép các hoạt động truyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động của các cấp; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương.

Các mô hình, câu lạc bộ được duy trì sinh hoạt thường xuyên gắn với các buổi sinh hoạt thôn, bản, khối phố, là nơi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và hệ thống các văn bản liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình... tới người dân trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức về giới, vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình.

Chung tay tuyên truyền bình đẳng giới

Không chỉ chủ động thực hiện tốt trách nhiệm, các đơn vị liên quan đến công tác bình đẳng giới của tỉnh Lạng Sơn tích cực, đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành để triển khai các hoạt động, trong đó chú trọng ban hành các quy chế phối hợp, các hoạt động tuyên truyền trong trong công tác BĐG, phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới thông qua các hình thức phong phú, đa dạng như: tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, tuyên truyền lưu động, loa phát thanh xã, phường, thị trấn, sinh hoạt các câu lạc bộ, đăng tải tin bài trên Trang thông tin điện tử của đơn vị; tuyên truyền thực hiện công tác xã hội trong trường học về các hoạt động trao đổi, tọa đàm, hội thi tìm hiểu về giới đã góp phần định hướng tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên có nhận thức đúng về giới và bình đẳng giới, xây dựng lối sống văn minh, trong sáng, thân ái, chia sẻ khó khăn với phụ nữ, góp phần vào việc xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”…

Cụ thể các ban, ngành ở các huyện, thành phố chủ động phối hợp với cấp cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên phụ nữ, thường xuyên tuyên truyền kiến thức pháp luật về bình đẳng giới, gia đình được 30 cuộc/3.500 lượt phụ nữ tham gia.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai hoạt động của các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, Đề án tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống, Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình, trong đó có nội dung triển khai về công tác bình đẳng giới.

Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo tuyên truyền lồng ghép trong các buổi nói chuyện chuyên đề, chương trình ngoại khóa cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên được 36 buổi/2.500 học sinh tham dự; Sở Y tế phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, báo địa phương đăng tải nhiều tin bài có nội dung thực hiện công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng chăm sóc sức khỏe tại cơ sở...

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương đã chủ động triển khai thực hiện và truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, lồng ghép các hoạt động truyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong các hoạt động của các cấp; tuyên truyền giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới tại địa phương.

Các mô hình, Câu lạc bộ được duy trì sinh hoạt thường xuyên gắn với các buổi sinh hoạt thôn, bản, khối phố, là nơi tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và hệ thống các văn bản liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình... tới người dân trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức về giới, vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức công tác bình đẳng giới… góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, công chức Văn hóa - Xã hội, cộng tác viên, người có uy tín trong thôn bản các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Đáng chú ý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Lạng Sơn tổ chức 10 lớp tập huấn nâng cao năng lực vận hành Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi cho 1.500 đối tượng là các cộng tác viên thôn bản, cha mẹ người chăm sóc trẻ, các thành viên Câu lạc bộ “thủ lĩnh thay đổi” tại các huyện; tổ chức đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm tại tỉnh Quảng Bình và Thanh Hoá

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới

TPO - Hội viên phụ nữ 13 thôn của 2 xã đã tham gia Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2023. Đây cũng là dịp để giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Tô cam cùng TH 2023 - Chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Vào đúng ngày Quốc tế loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ (25/11/2023), đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Tập đoàn TH, Viện Phát triển Sức khoẻ Cộng đồng Ánh Sáng (Viện LIGHT), Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) đã cùng nhau thực hiện nghi thức Cam kết hành động để cùng nhau hành động xóa bỏ mọi hình thức bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Người nông dân xứ Lạng tự hào với đặc sản quê mình. Ảnh: Duy Chiến

Thổi hồn cho 'hồng vành khuyên' treo gió

TP - Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), Vương Thị Thương, 34 tuổi đã học hỏi, ứng dụng công nghệ tăng giá trị hồng vành khuyên địa phương đem lại cuộc sống mới cho người nông dân.