Lâm Đồng: Khoảng cách về giới ngày càng được thu hẹp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Không chỉ đẩy mạnh truyền truyền về bình đẳng nam - nữ, Lâm Đồng còn chú trọng nâng cao khả năng đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ vậy, khoảng cách về giới ở địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thu hẹp.
Lâm Đồng: Khoảng cách về giới ngày càng được thu hẹp ảnh 1

Cán bộ y tế đến buôn làng tuyên truyền về dân số, giới tính

Hoàn thành nhiều mục tiêu, chỉ tiêu bình đẳng giới

Sau hơn 15 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới và trên 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng, Lâm Đồng đã hoàn thành nhiều mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra như: Tỷ lệ giới trong tạo việc làm mới; tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật; tỷ lệ biết chữ của nam và nữ từ độ tuổi 15 - 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Lâm Đồng cũng đảm bảo bình đẳng giới qua việc tạo điều kiện cho nữ giới, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa - thông tin…

Mặt khác, ban ngành chức năng ở tỉnh Lâm Đồng tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ thể hiện vai trò, vị thế của mình thông qua việc khẳng định quyền có việc làm, sở hữu tài sản…

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng, để đạt được kết quả đó, trước hết, địa phương đẩy mạnh công tác truyền truyền để góp phần thay đổi hành vi theo hướng tích cực của các thành phần trong xã hội.

Giới nữ ngày càng tự tin vào những giá trị tốt đẹp của mình, nỗ lực không ngừng để vươn lên, làm chủ bản thân, chăm sóc tốt cho gia đình và có nhiều đóng góp cho xã hội.

Lâm Đồng đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều hình thức phổ biến để Luật Bình đẳng giới đi vào cuộc sống: Triển khai hàng trăm buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, nhiều hội thi dưới hình thức sân khấu hóa chuyển tải thông điệp về vai trò của nữ giới, quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới…

Phụ nữ dân tộc thiểu số được ưu tiên vay vốn làm ăn, nâng cao vị thế

Số liệu thống kê từ Hội Phụ nữ các cấp ở Lâm Đồng cho thấy, đến nay gần 40 ngàn hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo được vay vốn với tổng số tiền hơn 1.800 tỷ đồng. Phong trào lập tổ tiết kiệm, hỗ trợ vốn cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được triển khai rộng khắp trong tỉnh.

Đã có hàng ngàn tổ, nhóm tiết kiệm với sự tham gia của hơn 67 ngàn hội viên phụ nữ. Từ số tiền hơn 48,7 tỷ đồng do hội viên đóng góp, các tổ đã cho hơn 27 ngàn phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay để làm ăn.

Đến nay, tỷ lệ nữ vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng đạt 100%.

Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho giới nữ, nhất là những phụ nữ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Không những được tiếp cận các nguồn vốn, chị em phụ nữ còn được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, phân bón và tiếp cận khoa học, công nghệ… để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống...

Ngành giáo dục phối hợp với ban ngành, đoàn thể ở địa phương tích cực vận động trẻ em gái đi học, thực hiện phổ cập giáo dục chống mù chữ; tư vấn và vận động nữ sinh THCS và THPT sớm chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và nhu cầu phát triển thị trường lao động.

Lâm Đồng: Khoảng cách về giới ngày càng được thu hẹp ảnh 2

Buổi sinh hoạt về bình đẳng giới ở trường THCS xã Lát

Hiện tỷ lệ huy động trẻ trẻ em gái vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở cấp mầm non, tiểu học và THCS trong độ tuổi đến trường đạt từ 95% trở lên.

Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng chính sách đặc thù cho nữ giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, chú trọng các biện pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ nhà giáo và người lao động. Đến nay, 95% số giáo viên, cán bộ nữ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được ở nhà công vụ.

Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Lâm Đồng cho rằng, để tiếp tục nâng cao hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới, trong thời gian tới, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; lồng ghép công tác bình đẳng giới vào chương trình trọng tâm, trọng điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết khi hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, địa phương luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới. Lâm Đồng tiếp tục hỗ trợ kinh phí và chỉ đạo các huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đưa mục tiêu bình đẳng giới vào việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách ở khu vực này

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới

TPO - Tại buổi Giao lưu sáng kiến truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình do Trung ương Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp tổ chức, nhiều tiểu phẩm đặc sắc, nhiều sáng kiến hay, nhiểu hoạt động thu hút.., đã giúp hội viên, phụ nữ và nhân dân nhận thức rõ hơn trách nhiệm tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới.