Lâm Đồng khai giảng năm học mới, học sinh dân tộc nội trú phân tán khắp nơi

0:00 / 0:00
0:00
Lễ chào cờ đặc biệt khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Lễ chào cờ đặc biệt khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
TPO - Ngày 15/9, tại hội trường Tỉnh ủy, Lâm Đồng tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 bằng hình thức trực tuyến, phát sóng trực tiếp trên Đài PT-TH tỉnh.

Sau lễ chào cờ và Quốc ca, Giám đốc Sở GD&ĐT Lâm Đồng Phạm Thị Hồng Hải đọc Thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đức Quận đánh trống khai trường năm học mới.

Lâm Đồng khai giảng năm học mới, học sinh dân tộc nội trú phân tán khắp nơi ảnh 1

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa cho ngành giáo dục vào ngày khai giảng 15/9

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp động viên và chỉ đạo ngành giáo dục triển khai nhiều biện pháp hoàn thành năm học 2021 - 2022 trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép: Vừa hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19 theo phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, “dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt”…

Lâm Đồng khai giảng năm học mới, học sinh dân tộc nội trú phân tán khắp nơi ảnh 2
Giáo viên dự lễ khai giảng năm học mới 2021 - 2022 qua sóng truyền hình

Lãnh đạo tỉnh đã quyết định miễn học phí cho học sinh tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn trong học kỳ I; xây dựng kế hoạch thực hiện Cuộc vận động “Sóng và máy tính cho em” để vận động, trao tặng thiết bị giúp học sinh khó khăn có điều kiện học trực tuyến, tuyệt đối không để một học sinh nào không được học tập do hoàn cảnh khó khăn.

Hiện nhiều trường học, trong đó có một số trường phổ thông dân tộc nội trú (DTNT) với khuôn viên rộng rãi đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19. Do đó, hơn 1.500 học sinh của các trường Phổ thông DTNT tỉnh Lâm Đồng, DTNT THCS - THPT Liên huyện phía Nam, DTNT-THCS các huyện Đức Trọng và Đam Rông được phân bổ về hàng chục trường THPT, THCS&THPT ở nhiều huyện và thành phố, tùy vào sự lựa chọn của các em.

Lâm Đồng khai giảng năm học mới, học sinh dân tộc nội trú phân tán khắp nơi ảnh 3

Một trường DTNT đang được sử dụng làm khu cách ly phòng chống dịch

Tất cả các trường tiếp nhận học sinh vào học cơ bản thống nhất cao và tạo điều kiện thuận lợi để học sinh thoải mái, yên tâm bước vào năm học mới cho đến khi các trường phổ thông DTNT không còn sử dụng làm khu cách ly.

Cụ thể, Trường Phổ thông DTNT tỉnh Lâm Đồng có trên 450 học sinh ở các huyện Di Linh, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt theo học từ lớp 10 đến lớp 12. Hiện nhà trường đã gửi tất cả học sinh THPT về học tại 30 trường THPT, THCS&THPT nơi các em đang cư trú và dựa vào sự lựa chọn của các em.

Trường DTNT THCS - THPT liên huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức cấp sách giáo khoa, vở viết, đồ dùng học học tập, ba lô đi học và thẻ bảo hiểm y tế cho 470 học sinh; gửi các em đến học tạm tại các trường trên địa bàn 4 huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Đạ Huoai và Cát Tiên.

Tương tự, 360 học sinh tại trường THCS DTNT huyện Đam Rông sẽ về học tập tạm thời tại các trường THCS trên địa bàn các xã và Trường THCS-THPT Võ Nguyên Giáp. 238 học sinh trường THCS DTNT huyện Đức Trọng sẽ chuyển đến học tại các trường nơi học sinh cư trú.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...