Kon Tum: Đa dạng hình thức truyền thông bình đẳng giới tại cộng đồng

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp từng nhóm phụ nữ, sau 2 năm các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum đã gặt hái được nhiều kết quả tốt về công tác phụ nữ và bình đẳng giới, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kon Tum: Đa dạng hình thức truyền thông bình đẳng giới tại cộng đồng ảnh 1

Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ Hội, già làng, trưởng thôn và Người có uy tín

Cụ thể, các cấp hội đã linh hoạt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động truyền thông tại cơ sở thông qua các hình thức tuyên truyền trực tiếp và xuất bản các ấn phẩm truyền thông như: Duy trì hoạt động thường xuyên của trang thông tin điện tử, facebook, zalo do Hội LHPN các cấp thiết lập và quản lý; biên soạn và phát hành tờ Thông tin phụ nữ định kỳ hằng quý (1.000 cuốn/quý).

Kon Tum: Đa dạng hình thức truyền thông bình đẳng giới tại cộng đồng ảnh 2

Tiếp cận, cập nhật thông tin kịp thời, thường xuyên, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Đồng thời, tổ chức 66 lớp tập huấn triển khai mô hình "Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi". Đặc biệt, hội đã thành lập 269 tổ truyền thông tại cộng đồng (bình quân mỗi tổ có 5 - 7 thành viên), tổ chức 388 đợt chiến dịch truyền thông (có hơn 10.500 hội viên là phụ nữ và nhân dân người đồng bào DTTS tham gia). Thành lập 30 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại 5/10 huyện, thành phố tỉnh Kon Tum.

Với việc triển khai kịp thời, linh hoạt và đa dạng các hình thức truyền thông về bình đẳng giới, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhất là phụ nữ DTTS tiếp cận, cập nhật thông tin kịp thời, thường xuyên, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, cũng như biết thêm các mô hình hay cách làm hiệu quả của cá nhân, tập thể để học tập và làm theo.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TPO - Trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, Bình Dương đưa ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

TPO - Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện dự án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới cho các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018-2025” năm 2023. Phạm vi kế hoạch thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

TPO - Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại. 
Hát bài chòi tuyên truyền bình đẳng giới ở làng Yều

Hát bài chòi tuyên truyền bình đẳng giới ở làng Yều

TPO - Người dân làng Yều, xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc (Quảng Nam) mới đây được tham gia buổi truyền thông về bình đẳng giới và tuyên truyền các luật qua hình thức bài chòi. Vừa được thưởng thức bài chòi, tích lũy những thông tin bổ ích và nhận những món quà bất ngờ khiến ai nấy đều hào hứng, phấn khởi.