Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự đổi thay” tại địa bàn khó khăn của các tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm thúc đẩy trẻ em tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, nhất là trẻ em gái...

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Tỉnh Đoàn TT-Huế vừa tổ chức Ngày hội văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung, với sự tham gia của hơn 200 thiếu nhi đại diện cho trẻ em các dân tộc khu vực miền Trung từ tỉnh Thanh Hóa đến TT-Huế.

Trong khuôn khổ ngày hội còn có diễn đàn giao lưu, chia sẻ mô hình câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” mang chủ đề “Lắng nghe con nói”.

Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ảnh 1

Giao lưu văn hóa thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung.

Thông tin từ diễn đàn, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nói chung và trẻ em khu vực miền Trung nói riêng hiện còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2020, hơn 2,5 triệu trẻ em miền Trung có nguy cơ mắc bệnh, đối diện tình trạng thiếu nước sinh hoạt và môi trường ô nhiễm do tác động tiêu cực của thiên tai.

Ở một số địa phương còn vướng rào cản liên quan phong tục, tập quán, quan niệm truyền thống dẫn đến bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa trẻ em trai và gái. Điều kiện tiếp cận về y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội giữa trẻ vùng đồng bào DTTS ở miền Trung và trẻ thành thị còn khoảng cách rõ rệt.

Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ảnh 2

Một tiết mục văn nghệ với trang phục đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ảnh 3
Thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tại giao lưu "Lắng nghe con nói".

Nhằm thực hiện tốt hơn nữa quyền trẻ em và bình đẳng giới vùng DTTS và miền núi, thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với Hội đồng Đội T.Ư, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự đổi thay” tại địa bàn khó khăn của các tỉnh miền núi, vùng đồng bào DTTS trong cả nước; nhằm thúc đẩy trẻ em tự tin, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, nhất là trẻ em gái; hướng các em đến vai trò tiên phong, thực sự là thủ lĩnh của sự thay đổi bản thân và lan tỏa đến cộng đồng.

Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ảnh 4

Giao lưu "Lắng nghe con nói".

Được biết, với chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025, có 1.800 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” được củng cố, thành lập mới tại vùng đặc biệt khó khăn của 40 tỉnh, thành; đến nay, toàn quốc đã thành lập, vận hành được 550 CLB, tạo điều kiện, khuyến khích sự tham gia của trẻ em ở độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi; giúp trẻ em ngày càng tự tin, có được kiến thức, kỹ năng sống để phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại, với các vấn đề liên quan đến trẻ em; hướng tới giúp trẻ em có đủ năng lực tham gia vào quá trình xây dựng và góp ý việc thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến trẻ em.

Mô hình thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới ảnh 5

Triển lãm ảnh "Lắng nghe con nói". Ảnh: BTTH

Tại chương trình, thiếu nhi các dân tộc khu vực miền Trung còn được giao lưu, kết nối và xem triển lãm ảnh với chủ đề “Lắng nghe con nói”; từ đó giúp các em hiểu rõ hơn những vấn đề liên quan đến trẻ em, như sinh hoạt gia đình, học tập, vui chơi và khát vọng của trẻ em DTTS, cùng các hoạt động của CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Xuân Tùng

Phối hợp liên ngành thúc đẩy bình đẳng giới ở Tuyên Quang

TPO - Thời gian qua, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhất là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp liên ngành nên đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

TPO - Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh Hòa Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao vị thế phụ nữ.
Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TPO - Trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, Bình Dương đưa ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

TPO - Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện dự án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới cho các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018-2025” năm 2023. Phạm vi kế hoạch thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

TPO - Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại.