Huy động vốn đầu tư để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chiều ngày 5/11 tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã diễn ra cuộc họp cấp cao giữa UBDT và Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Cuộc họp diễn ra dưới sự chủ trì của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và GS.TS. Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT, các thành viên thuộc VAFIE cùng một số chuyên gia…

Trao đổi tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho biết, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi để phát triển vùng DTTS và miền núi một cách toàn diện, với mục tiêu bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Huy động vốn đầu tư để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chia sẻ: Với địa bàn triển khai rộng, việc triển khai Chương trình MTQG đòi hỏi cần rất nhiều nguồn lực đầu tư. Trong khi nguồn lực đáp ứng cho Chương trình MTQG của Nhà nước còn nhiều khó khăn, UBDT đã tham mưu cho Chính phủ cơ chế để huy động thêm nguồn lực trong nước và quốc tế. Đây là nguồn lực quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình MTQG.

Trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, địa phương và người dân, góp phần tạo việc làm, thay đổi tập quán sản xuất, phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi. Chương trình MTQG rất cần sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, để phát huy vai trò của các nhà đầu tư truyền thống, các hiệp hội, các doanh nghiệp tiềm năng.

Tại cuộc họp, hai bên đã thống nhất cùng nhau hợp tác để thúc đẩy các hoạt động huy động vốn đầu tư, bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn từ khu vực tư nhân trong nước để đầu tư, phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Theo đó, các lĩnh vực hợp tác gồm: Hợp tác tổ chức các sự kiện xúc tiến FDI, vốn của tổ chức phi chính phủ (NGO) và nguồn vốn khu vực tư nhân; Hợp tác quốc tế để tổ chức các đoàn khảo sát, học hỏi, đào tạo trong và ngoài nước, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm nhà đầu tư cho các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi; Quảng bá môi trường đầu tư, kêu gọi đầu tư vào các dự án của các địa phương vùng DTTS và miền núi; Khảo sát, đề xuất danh mục dự án kêu gọi đầu tư trọng điểm, chú trọng vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông liên vùng, năng lượng tái tạo, hệ thống thủy lợi, các dự án tác động lớn đối với phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; Tư vấn, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường; tư vấn về công tác quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế, đầu tư; rà soát các chính sách hỗ trợ hiện có để đề xuất các chính sách mới, mô hình thí điểm; công tác đào tạo, trợ giúp pháp lý…

Huy động vốn đầu tư để phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 2
GS.TS Nguyễn Mại - Chủ tịch VAFIE phát biểu tại cuộc họp.

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS. Nguyễn Mại khuyến nghị với Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh: Trên cơ sở Chương trình MTQG, từ nay đến quý I/2022 cần sớm triển khai một số nội dung trọng tâm để làm tiền đề cho các nội dung khác trong thời gian tiếp theo; cần nghiên cứu để xây dựng một chương trình Chiến lược cấp quốc gia về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; phối hợp xây dựng một số chuyên đề, đề tài khoa học để thực hiện Chương trình MTQG và xây dựng Chiến lược trong thời gian tới; thành lập tổ công tác theo dõi, triển khai các nội dung Biên bản ghi nhớ, hợp tác…

Trao đổi về các khuyến nghị của VAFIE, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đánh giá cao sự quan tâm đến đồng bào DTTS và miền núi, sự đề xuất trong phối hợp, hỗ trợ triển khai thực hiện Chương trình MTQG của VAFIE. Cơ chế phối hợp giữa UBDT và VAFIE sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các địa phương để thu hút thêm các nguồn lực đầu tư. Các gợi ý và đề xuất giải pháp căn cơ hơn của VAFIE góp phần thay đổi cách làm, cách tiếp cận, tạo đột phá, phát huy tiềm lực của địa phương là những ý tưởng rất giá trị đối với UBDT.

Với vai trò, uy tín và vị thế của VAFIE, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT đề nghị: Trong thời gian tới, hai bên cần cụ thể hóa nội dung hợp tác, phân nhóm các nội dung trọng tâm cần triển khai; đẩy mạnh phối hợp quảng bá, kết nối, giới thiệu sản phẩm để hỗ trợ cho các địa phương. Mong muốn VAFIE cử các chuyên gia có kinh nghiệm dành thời gian nghiên cứu, tham gia góp ý, hoàn thiện dự thảo Chiến lược Công tác dân tộc. Đối với các nội dung do VAFIE chủ trì có liên quan, UBDT sẵn sàng phối hợp, tham gia để cùng thực hiện mục tiêu phát triển vùng DTTS và miền núi.

Theo Cổng thông tin Ủy ban Dân tộc
MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.