Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chương trình có ý nghĩa thiết thực trong việc động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trưởng thành và cống hiến cho đất nước, đồng thời cũng là cơ hội để các em gắn kết, nâng cao hiểu biết về văn hóa cộng đồng, khơi gợi trong các em lòng yêu nước, yêu đồng bào.

Tối 3/11, chương trình “Giao lưu học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tiêu biểu các trường Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực phía Nam lần thứ VIII - năm 2023” đã bế mạc.

Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Trường Đại học Thể dục thể thao TPHCM trong hai ngày 2-3/11. Chương trình giao lưu là sự kiện văn hóa tiêu biểu thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đang học tập tại các cơ sở đào tạo trực thuộc bộ tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Chương trình không chỉ có ý nghĩa thiết thực trong việc động viên, khích lệ các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số phấn đấu học tập, rèn luyện tốt để trưởng thành và cống hiến cho đất nước, mà còn là cơ hội để các em gắn kết, nâng cao hiểu biết về văn hóa cộng đồng, khơi gợi trong các em lòng yêu nước, yêu đồng bào, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong cộng đồng văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao ảnh 1

Các em học sinh sinh viên đón nhận học bổng của chương trình. Ảnh: Mạnh Hảo

Năm nay, chương trình có sự tham gia của hơn 300 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đến từ 12 cơ sở đào tạo của ngành văn hóa, thể thao và du lịch tại khu vực phía Nam như: Đại học Văn hóa TPHCM, Đại học Mỹ thuật TPHCM, Đại học Thể dục thể thao TPHCM, Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TPHCM, Nhạc viện TPHCM, Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM,…

Hơn 300 bạn trẻ các dân tộc thiểu số sôi nổi giao lưu văn hóa, thể thao ảnh 2

Bạn trẻ tham gia các tiết mục văn nghệ giao lưu trong chương trình.

Trong khuôn khổ chương trình giao lưu, các em học sinh, sinh viên đã tham gia nhiều hoạt động gồm: Tọa đàm “Dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn” với nội dung thảo luận những vấn đề liên quan đến chính sách ưu tiên, chế độ hỗ trợ trong giáo dục, đào tạo cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số còn tham gia chương trình đêm giao lưu với các tiết mục thi biểu diễn văn nghệ mang bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng; trao học bổng, hoạt động đốt lửa trại; các nội dung thi văn hóa - thể thao,…

Phát biểu tại lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông khẳng định qua 8 lần tổ chức, đến nay chương trình ngày càng bài bản, thực chất và có nhiều đổi mới tích cực. Chương trình đã tạo được hiệu ứng lan tỏa tốt không chỉ trên các nền tảng báo chí truyền thống, mà còn trên nhiều nền tảng số, mạng xã hội. Cùng với đó, nội dung hoạt động có chiều sâu, quan tâm nhiều hơn đến công tác nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh, sinh viên thông qua tổ chức tọa đàm, trao đổi, tương tác trực tiếp kết hợp với trực tuyến; các hoạt động thi đấu thể thao, giao lưu nghệ thuật cũng có nhiều khởi sắc, đa dạng và hấp dẫn, mang được những nét đặc trưng riêng của từng trường, từng dân tộc.

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL đề nghị Vụ Đào tạo trên cơ sở nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng bộ, các cơ quan, đơn vị trong bộ và Đảng ủy, Ban Giám hiệu các cơ sở đào tạo của bộ khu vực phía Nam kịp thời tham mưu cho Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ nhanh chóng hoàn thiện các chính sách đặc thù trong đào tạo sinh viên các ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao; đặc biệt là chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh, đãi ngộ đối với những học sinh - sinh viên ưu tú, xuất sắc trong học tập nói chung, các em học sinh - sinh viên dân tộc thiểu số nói riêng.

Bế mạc chương trình giao lưu, Ban tổ chức đã trao giải A, B, C cho các tiết mục văn nghệ; trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các hoạt động thi thể thao.

MỚI - NÓNG
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
Sinh viên sôi nổi tham gia cuộc thi 'Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới'
TPO - Ngày 20/11, Đoàn Thanh niên Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) tổ chức cuộc thi "Thanh niên hành động thúc đẩy bình đẳng giới" để góp phần hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Dịp này, sinh viên học viện có cơ hội thể hiện sự hiểu biết, kiến thức về bình đẳng giới và cùng lan toả thông điệp của chương trình tới các bạn đoàn viên, thanh niên trên mạng xã hội. 

Có thể bạn quan tâm

Yến tại gian hàng giới thiệu sản phẩm tại sự kiện Techfest 2023. Ảnh: Hoài Văn

Cô gái Mã Châu hồi sinh làng lụa 600 năm

TP - Ðêm trước khi ra thành phố để nhận công việc tại một ngân hàng, Yến chuyện trò cùng ba. Những lời gan ruột, khắc khoải, của nghệ nhân cố bám trụ, giữ nghề khiến cô con gái động lòng, quyết tâm ở lại để vực dậy danh thơm tơ lụa Mã Châu.
Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

Khám phá ngôi đình đầu tiên của người Việt ở Tây Nguyên

TPO - Đình Lạc Giao (phường Thắng Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) được coi là ngôi đình đầu tiên của người Việt trên mảnh đất Tây Nguyên. Ngoài giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đình Lạc Giao còn có giá trị về mặt tâm linh, là nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tham quan của du khách.
Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

Chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất lịch sử

TPO - Trưng bày chuyên đề "Âm vang Đông Sơn" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện từ ngày 22/1 đến tháng 4/2024, giới thiệu nhiều hiện vật từ thời văn hóa Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm tuổi. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày trống đồng Sao Vàng - trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam đến nay.