Hồi sinh vẻ đẹp của ngôi đình giữa trung tâm phố cổ Hà Nội

TPO - Sáng 29/6 vừa qua, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo Đình Trung Yên.

Đình Trung Yên tọa lạc tại số 10 ngõ Trung Yên, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một di tích lịch sử văn hóa nằm trong khu phố cổ Hà Nội, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 2008. Sự hiện diện của di tích gắn bó chặt chẽ với diện mạo, cảnh quan và con người Hà Nội xưa nói chung và của khu phố cổ nói riêng.

Hiện nay, tại đình còn lưu trữ một số tư liệu Hán Nôm như: Hoành phi, câu đối, văn bia cho biết đình Trung Yên thờ một vị quan đỗ Tiến sĩ dưới triều Mạc.

Đình Trung Yên khởi dựng từ khá sớm. Đình được xây dựng theo hướng Nam trên một mặt bằng hình ống - kiểu mặt bằng đặc trưng của kiến trúc phố cổ Hà Nội.

Trải qua thời gian dài tồn tại, đình Trung Yên đã bị xuống cấp nghiêm trọng, khuôn viên di tích bị thu hẹp, tường mục, vỡ, khả năng chịu lực kém.

Hồi sinh vẻ đẹp của ngôi đình giữa trung tâm phố cổ Hà Nội ảnh 1

Xác định vị trí quan trọng của di tích lịch sử văn hóa đình Trung Yên gắn với quần thể các di tích trong khu vực phụ cận hồ Hoàn Kiếm - di tích quốc gia đặc biệt, chính quyền địa phương đã dành nguồn vốn từ ngân sách và kêu gọi xã hội hóa trùng tu đình.

Sau 1 năm triển khai với diện tích 70,5m2, công trình đã hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo.

Hiện nay toàn bộ nơi thờ chính tại đình Trung Yên ở trên tầng 2. Tầng 1 là nơi sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư. Ba hộ dân sinh sống tại không gian tầng 1 đã được chuyển tới nơi ở mới.

Hồi sinh vẻ đẹp của ngôi đình giữa trung tâm phố cổ Hà Nội ảnh 2
Đình Trung Yên được gắn biển tên mới sau tu sửa, tôn tạo (Ảnh: Lâm Thùy Dương)

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm chỉ đạo của các lãnh đạo thành phố, sự phối hợp giúp đỡ của Cục Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao, Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội và các Sở, ban, ngành thành phố đối với quận Hoàn Kiếm trong công tác bảo tồn các di tích trên địa bàn quận và dự án tu bổ đình Trung Yên. Đồng thời cảm ơn sự phối hợp của 3 hộ gia đình trước kia sống tại không gian tầng 1 của đình đã tự giác di dời để quá trình tu bổ được diễn ra suôn sẻ và hoàn thành đúng tiến độ.

Đồng thời đề nghị chính quyền và nhân nhân phường Hàng Bạc, tiểu ban quản lý di tích đình Trung Yên trong thời gian tới thực hiện tốt công tác quản lý và phát huy giá trị di tích, nhằm đưa di tích đình Trung Yên trở thành không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, gắn kết cộng đồng và điểm đến hấp dẫn của du khách.

Hồi sinh vẻ đẹp của ngôi đình giữa trung tâm phố cổ Hà Nội ảnh 3
Không gian thờ tự trên tầng 2 của đình Trung Yên (Ảnh: Lâm Thuỳ Dương)

Sự tồn tại của di tích đình Trung Yên cùng với các di tích khác trong khu vực phố cổ Hà Nội chính là nguồn sử liệu quan trọng và là chứng tích về lịch sử, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội xưa.

Dự án đình Trung Yên hoàn thành được kỳ vọng lại lợi ích kinh tế - xã hội thông qua hoạt động tham quan, tế lễ, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân những giá trị lịch sử, văn hóa góp phần nâng cao dân trí, truyền thống văn hóa.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.