Học sinh vùng dân tộc thiểu số được miễn học phí theo lộ trình

0:00 / 0:00
0:00
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
TPO - Đối tượng học sinh trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (bao gồm tất cả người dân tộc thiểu số) sẽ được hưởng chính sách miễn học phí theo lộ trình.

Liên quan đến vấn đề miễn giảm học phí, cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho con em đồng bào dân tộc thiểu số đến trường, yên tâm học tập, nâng cao dân trí, cử tri tỉnh Quảng Nam tiếp tục kiến nghị Chính phủ xem xét, miễn học phí và được hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ.

Trả lời cử tri thông qua Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Điều 8, Nghị định số 86 của Chính phủ, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, đã quy định đối tượng trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 70% học phí.

Tại Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định: “Trẻ em mầm non 05 tuổi và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định”. Thực hiện Luật Giáo dục năm 2019, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định 86, sẽ có hiệu lực từ năm học 2021-2022, trong đó đã có bổ sung đối tượng học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình, cụ thể:

Học sinh trung học cơ sở ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2021-2022 (được hưởng từ ngày 01/9/2021).

Học sinh trung học cơ sở ngoài đối tượng ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2025-2026 (được hưởng từ ngày 01/9/2025).

Ngoài ra, dự thảo Nghị định mới cũng đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập là trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông ở thôn bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo. Mục tiêu của chính sách này nhằm giúp trẻ em, học sinh đối tượng chính sách ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ kinh phí để mua sắm sách giáo khoa, đồ dùng và dụng cụ học tập.

Trên cơ sở đó, mức hỗ trợ chi phí học tập dự kiến tăng lên là 150.000 đồng/học sinh/tháng. Do đó, tất cả học sinh phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng hỗ trợ chi phí học tập, trong đó có học sinh phổ thông là người dân tộc thiểu số.

Như vậy, đối tượng học sinh trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (bao gồm tất cả người dân tộc thiểu số) theo kiến nghị của cử tri sẽ được hưởng chính sách miễn học phí theo lộ trình nêu trên tại Nghị định mới thay thế Nghị định số 86, có hiệu lực áp dụng từ năm học 2021-2022.

Đối với học sinh phổ thông người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2021-2022 khi Nghị định mới thay thế Nghị định số 86 có hiệu lực.

Về việc mở rộng chính sách miễn học phí cho đối tượng học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn sẽ tác động lớn đến ngân sách nhà nước, Bộ GD&ĐT ghi nhận ý kiến cử tri và sẽ đề xuất với Chính phủ trong giai đoạn tới khi phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đà Nẵng: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

TPO - Tuy số lượng Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn TP. Đà Nẵng không nhiều so với các tỉnh, thành phố khác, nhưng đã phát huy, khẳng định vai trò của mình tại cộng đồng dân cư vùng đồng bào DTTS, là lực lượng nòng cốt, cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân...
Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

Bộ trưởng Hầu A Lềnh: 'Đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn, cần chính sách riêng'

TPO - "Hiện nay chúng ta đang phân định vùng theo trình độ phát triển, chủ yếu dựa vào tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới… nhưng thực tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn rất khó khăn, cần phải có chính sách riêng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết.
Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Chủ tịch nước chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Hà Nội

Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Lễ Thiên Chúa Giáng sinh 2022 và năm mới 2023, sáng 17/12, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, tặng quà, chúc mừng Tổng Giáo phận Hà Nội và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Cùng đi có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và TP. Hà Nội.