Học sinh thủ đô quảng bá thổ cẩm, dân ca quan họ

0:00 / 0:00
0:00
TP - Học sinh đến từ nhiều trường THPT ở thành phố Hà Nội đã thành lập trang web song ngữ Việt-Anh Viet Heritage Hub (VHH) để chia sẻ thông tin về văn hóa của các dân tộc thiểu số. Các em còn tổ chức các hoạt động trực tiếp như hát dân ca quan họ Bắc Ninh; mời nghệ nhân Mông giới thiệu về dệt thổ cẩm; khuyến khích trẻ em, người lớn dùng sáp ong vẽ hoa văn lên vải…
Học sinh thủ đô quảng bá thổ cẩm, dân ca quan họ ảnh 1
Nghệ nhân dân tộc Mông giàu kinh nghiệm dệt thổ cẩm hướng dẫn các bạn trẻ vẽ sáp ong. Ảnh: Bảo Thu

VHH chủ yếu hướng đến đối tượng là người Việt Nam, du khách, người nước ngoài ham thích tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Bắc. Fanpage của VHH cũng có lượng “like” và “follow” ấn tượng. Mới đây, VHH tổ chức thành công workshop “Sắc” - hoạt động nằm trong sự kiện quảng bá nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, giúp người tham gia có cơ hội trải nghiệm vẽ sáp ong và nhuộm chàm truyền thống của bà con. Tham dự buổi workshop, không chỉ có những bạn trẻ ham thích tìm tòi, học hỏi kĩ thuật nhuộm chàm, vẽ sáp ong, mà còn có nhiều bậc phụ huynh cùng con em với mong muốn có được một sân chơi lí thú, bổ ích dịp cuối tuần.

Ban tổ chức của VHH đã bố trí hai khu vực riêng cho buổi workshop, tương ứng hai hoạt động. Đó là “Đấu giá sản phẩm”- hoạt động đấu giá tiền sự kiện, bán các sản phẩm dệt thổ cẩm như mũ, ví, vỏ gối, khăn... và “Nhuộm chàm, vẽ sáp ong” - hoạt động trải nghiệm chính, vẽ sáp ong lên vải và nhuộm vải bằng cây chàm. Người tham gia được phát bút vẽ, lọ sáp ong (đã đun chảy) và mảnh vải thô để tự mình vẽ những họa tiết theo sở thích cá nhân lên mảnh vải. Sau đó, Ban tổ chức hỗ trợ nhuộm chàm để mọi người có được những tấm vải thành phẩm ưng ý nhất.

Tại workshop có hai vị khách mời đặc biệt là nghệ nhân Sùng Y Dớ và Mùa Y Mái. Hai nghệ nhân người Mông với kinh nghiệm lâu năm trong nghề dệt thổ cẩm đã chia sẻ với mọi người về nguyên liệu, dụng cụ, kỹ thuật làm ra vải thổ cẩm đẹp, độc đáo.

Workshop còn có sự góp mặt của “Đến hẹn lại lên” - ban nhạc đến từ dự án về dân ca quan họ “Đến hẹn lại lên” của nhiều học sinh THPT tại Hà Nội. Phần trình diễn của hai nữ sinh với những làn điệu quan họ tình tang, giã bạn… giúp thính giả thêm hiểu thêm yêu một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Workshop của Viet Heritage Hub cũng đã gây quỹ thành công để giúp đỡ một số bà con nông dân thông qua hoạt động đấu giá, bán sản phẩm thủ công…

MỚI - NÓNG
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
An hòa sắc màu mùa Phật đản xứ Huế
TPO - Một mùa Phật đản lại về trên đất Huế, với muôn sắc màu trang trí an hòa, nếp sinh hoạt bình yên, chậm rãi, lắng sâu trên những con đường, dòng sông, ngôi nhà dân hay trong nhiều tự viện, tổ đình, ngôi chùa xưa cổ.

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...