Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa”  là cầu nối tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị, doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ.

Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) vừa phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước tổ chức Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa”.

Ngày hội được tổ chức trong 2 ngày 18-19/9, với sự tham gia của 38 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh của phụ nữ trong tỉnh Bình Phước, nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh do phụ nữ quản lý, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế ảnh 1

Bà Thị An Đê, Bù Đăng, Bình Phước (phải) giới thiệu sản phẩm thổ cẩm dân tộc thiểu số cho khách tham quan. Ảnh: TTXVN

Sản phẩm tham gia trưng bày, giới thiệu là các sản phẩm nông sản sạch, thân thiện với môi trường đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản phẩm được sản xuất, nuôi trồng theo quy trình sạch, an toàn, VietGap, Organic; các sản phẩm OCOP,… được cơ quan chức năng công nhận; Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm. Sản phẩm truyền thống, đặc sản của các địa phương, đơn vị; Các sản phẩm liên quan đến ngành hàng thực phẩm, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe; Sản phẩm của các cá nhân đã đạt giải trong các Cuộc thi Khởi nghiệp của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, UBND tỉnh, Hội LHPN tỉnh qua các năm.

Ngày hội là cầu nối tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị, doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ. Qua đó giúp chị em phụ nữ vươn lên làm chủ về kinh tế, tạo động lực thúc đầy bình đẳng giới.

Thông qua các hoạt động các chị em phụ nữ có thêm nhiều kiến thức về tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát huy gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Lê Thị Thanh Loan cho biết: Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cấp Hội đang tập trung triển khai thực hiện với nhiều chương trình, hoạt động, giải pháp cụ thể, thiết thực. Hội tập trung vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ đổi mới tư duy, cách làm và từng bước tham gia quá trình chuyển đổi số; chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, phối hợp, huy động nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế thông qua các hoạt động như: xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát huy tài nguyên bản địa. Bên cạnh đó, các cấp Hội hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; mở rộng các loại hình tiết kiệm, quan tâm đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình giúp nhau liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa” nằm trong chuỗi hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa: Xuân Tùng

Phối hợp liên ngành thúc đẩy bình đẳng giới ở Tuyên Quang

TPO - Thời gian qua, công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nhất là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn được quan tâm chỉ đạo và có sự phối hợp liên ngành nên đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

Hòa Bình nỗ lực vượt khó, thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền bình đẳng giới

TPO - Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh Hòa Bình quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thúc đẩy bình đẳng giới và đạt được nhiều thành tựu cơ bản hoàn thành mục tiêu về bình đẳng giới, nâng cao vị thế phụ nữ.
Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Dương: Đẩy mạnh thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

TPO - Trong kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, Bình Dương đưa ra 6 mục tiêu cụ thể nhằm tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới dân tộc thiểu số tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc tăng cường đổi mới hoạt động tuyên truyền bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

TPO - Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực triển khai kế hoạch thực hiện dự án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới cho các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2018-2025” năm 2023. Phạm vi kế hoạch thực hiện trên địa bàn 11 xã, thị trấn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Tuyên truyền bình đẳng giới, ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số

TPO - Bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc về bình đẳng giới, về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, kiến thức, kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, là một trong những giải pháp bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số khỏi bị xâm hại.