Giải quyết sinh kế của người dân từ các chương trình mục tiêu quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu dự thảo báo cáo phải phân tích rõ các kết quả về giải quyết sinh kế, bảo đảm cuộc sống của người dân khi triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chiều 11/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp giữa Lãnh đạo Quốc hội với Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Giải quyết sinh kế của người dân từ các chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh QH

Tại cuộc họp, đại diện Đoàn giám sát báo cáo tóm tắt kết quả giám sát; thảo luận và cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo kết quả giám sát 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu, dự thảo báo cáo kết quả giám sát trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ rõ những địa phương thực hiện tốt, hiệu quả; địa phương thực hiện chưa tốt; đồng thời phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm và hướng xử lý; từ đó kiến nghị các giải pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu dự thảo báo cáo phải phân tích rõ các kết quả về giải quyết sinh kế, bảo đảm cuộc sống của người dân khi triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; có hay không việc trục lợi chính sách, phân tích kỹ về việc liệu còn tồn tại tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới hay không?

Giải quyết sinh kế của người dân từ các chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 2

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh QH

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, nội dung đánh giá, nhận định trong báo cáo cần bảo đảm khách quan, chính xác, có cơ sở thực tiễn, thuyết phục, phù hợp với nội dung các kiến nghị, đề xuất; số liệu, dẫn chứng phải vừa khái quát, vừa cụ thể để minh chứng cho những đánh giá về mặt được, chưa được, nguyên nhân chủ quan, khách quan.

Bên cạnh đó phải chỉ ra được trách nhiệm cụ thể của các cơ quan để giải trình, làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, bất cập. Sau giám sát, Đoàn đề xuất được các giải pháp khắc phục được những hạn chế, vướng mắc trong triển khai 3 chương trình, nhằm thúc đẩy tiến độ, hiệu quả của các chương trình trong thời gian tới.

Giải quyết sinh kế của người dân từ các chương trình mục tiêu quốc gia ảnh 3

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: QH

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị chỉ rõ khả năng hoàn thành kế hoạch đến đâu; mục tiêu nào có khả năng đạt được, mục tiêu nào khó đạt được. Nêu rõ những địa phương nào thực hiện tốt, hiệu quả để chia sẻ, khuyến khích thực hiện; địa phương nào thực hiện chưa tốt, nguyên nhân vì sao, trách nhiệm đến đâu và hướng xử lý thế nào để từ đó kiến nghị về cơ chế phối hợp, công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện từ Trung ương đến địa phương…

Thay mặt Đoàn giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, Đoàn giám sát và Tổ giúp việc sẽ tiếp thu đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và các ý kiến đóng góp của các Phó Chủ tịch Quốc hội nhằm hoàn thiện dự thảo Báo cáo kết quả giám sát trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.