Giải pháp bố trí, sử dụng đội viên sau Đề án 500 trí thức trẻ

0:00 / 0:00
0:00
Các trí thức trẻ tình nguyện Ðoàn KT-QP 326 (Quân khu 2) hướng dẫn người dân trồng lúa nước.
Các trí thức trẻ tình nguyện Ðoàn KT-QP 326 (Quân khu 2) hướng dẫn người dân trồng lúa nước.
TPO - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về giải pháp bố trí đối với Đội viên Dự án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Nghị quyết nêu rõ: Việc tuyển chọn và đưa trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ là một chủ trương đúng đắn, trên cơ sở đó đã xây dựng được một đội ngũ trí thức trẻ ưu tú, có ý thức phấn đấu (75,2% Đội viên đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam), đã được rèn luyện thử thách trong thực tiễn cơ sở, có những cống hiến và thành tích nhất định trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới cho bà con nhân dân ở 500 xã vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi, biên giới, hải đảo.

Theo quy định tại Quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ tại xã trong thời gian 5 năm (đủ 60 tháng), Đội viên Đề án được xét chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã hoặc công chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tính đến tháng 12/2020 (khi kết thúc Đề án), có 67 Đội viên được bố trí, tuyển dụng thành cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện và viên chức; 385 Đội viên được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên có nguyện vọng nhưng chưa được bố trí công tác; có 48 Đội viên không có nhu cầu bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, các địa phương nơi Đội viên công tác đều có nhu cầu tiếp tục sử dụng đội ngũ này nhưng gặp khó khăn về biên chế, vị trí việc làm nên chưa kịp thời bố trí đối với Đội viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Để bảo đảm xuyên suốt chủ trương, chính sách thu hút trí thức trẻ về công tác tại địa bàn khó khăn, bảo đảm quyền lợi cho các Đội viên đã có thời gian công tác, cống hiến, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ và các bộ liên quan, 34 tỉnh thuộc phạm vi Đề án giải quyết vướng mắc trong việc bố trí, sử dụng Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ như sau:

UBND các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Đề án có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện việc tuyển dụng, bố trí Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý, hoàn thành trước ngày 31/12/2025.

Việc tuyển dụng, bố trí Đội viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện theo quy trình quy định hiện hành. Thời gian Đội viên làm việc tại xã được tính như thời gian làm công chức cấp xã khi xem xét, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức theo quy định của Nghị định số 38/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Trong thời gian chờ địa phương thực hiện việc tuyển dụng, bố trí công tác, các Đội viên tiếp tục được ký hợp đồng lao động để làm việc tại xã nơi đang công tác và hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 68/2014/TT-BTC ngày 21/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án 500 trí thức trẻ.

Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc tuyển dụng, bố trí Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện hằng năm và bảo đảm hoàn thành việc bố trí trước ngày 31/12/2025.

UBND các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Đề án 500 trí thức trẻ có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện tuyển dụng, bố trí Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ; chỉ đạo, hướng dẫn việc ký hợp đồng lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại xã nơi đang công tác đến khi địa phương thực hiện việc tuyển dụng, bố trí làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, bố trí kinh phí từ nguồn cải cách tiền lương của địa phương để chi trả chế độ, chính sách cho Đội viên Đề án tiếp tục công tác tại xã theo hướng dẫn tại Thông tư số 68/2014/TT-BTC; giải quyết chế độ, chính sách theo quy định đối với Đội viên không có nhu cầu bố trí, tiếp tục công tác tại xã theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

MỚI - NÓNG
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
Đặc sắc thủ công truyền thống với 'Chuyện Đình trong phố'
TPO - Triển lãm “Chuyện Đình trong phố” được tổ chức tại Đình Hà Vĩ và Đình Tú Thị với hoạt động ý nghĩa, trưng bày tương tác trong không gian để kể những câu chuyện về chính các ngôi Đình, về sự độc đáo của những nghề truyền thống như nghề sơn ta, thêu tay; múa rối nước, trình diễn thời trang áo dài truyền thống ...
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
TPO - Sáng 23/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Truyền thanh thành phố Sóc Trăng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thành phố Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tỉnh Sóc Trăng năm 2023.

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi

TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 4891/BGDĐT-GDDT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với giáo dục dân tộc. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo ưu tiên nguồn lực để đầu tư kiên cố hóa trường lớp ở vùng đặc biệt khó khăn, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Có một người mẹ Rục như thế...

Có một người mẹ Rục như thế...

TP - Năm 2006, chồng của bà Hồ Thị Pấy qua đời, để lại 8 đứa con nheo nhóc, đứa lớn 12 tuổi, đứa út mới 8 tháng tuổi. Thời điểm ấy, cả tộc người Rục đang chìm trong đói rét và mông muội, nhưng người phụ nữ ấy đã không gục ngã, bà đã vượt qua tất cả để nuôi những đứa con trưởng thành bằng con đường ăn học.