Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Festival dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 là sự kiện văn hóa lớn với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc và nơi kết nối những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc đại diện cho các vùng miền trên cả nước về hội tụ, giao hòa trên mảnh đất Nghệ An.

Tối 28/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ khai mạc Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 1

Lễ khai mạc Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh năm 2023.

Phát biểu tại chương trình, PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: “Dân ca Ví, Giặm là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc trong kho tàng văn hoá dân gian Xứ Nghệ. Từ bao đời nay, dân ca Ví, Giặm đã là tiếng lòng, là tâm tư, tình cảm của người dân xứ Nghệ, ngân vang lắng đọng trong hồn người cũng bởi nét dung dị, trữ tình, gợi nhớ, gợi thương”.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 2

PGS.TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát biểu tại chương trình

Trong tương lai, để dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh thực sự lan tỏa và trường tồn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị chính quyền hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh cùng với sự phối hợp của các Ban, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan hữu quan, các cộng đồng là chủ thể của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nhân dân cả nước cùng chung tay thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể này.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 3
Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 4

Chương trình khai mạc Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh gồm 3 chương với 13 tiết mục nghệ thuật.

Liên hoan dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh năm 2023 là hoạt động mở đầu cho chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Festival, cùng với nhiều hoạt động khác như Hội diễn đàn, hát dân ca ba miền, Lễ hội đường phố “Sắc màu di sản”… góp phần tạo nên một Festival miền Ví, Giặm nhiều sắc màu, nhiều thanh âm đẹp đẽ.

Chương trình khai mạc Festival Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh gồm 3 chương: Chương 1: Mạch nguồn di sản; Chương 2: Ân tình ví giặm và Chương 3: Tinh hoa toả sáng, với 13 tiết mục nghệ thuật.

Qua chương trình, khán giả cả nước cũng đã có cái nhìn mới về dân ca ví, giặm hôm nay, một loại hình dân ca truyền thống, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khởi nguồn từ lao động, lặng lẽ thấm đẫm trong hồn cốt nhân dân xứ Nghệ và lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống đương đại.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 5

Các tiết mục được dàn dựng công phu.

Chương trình là dịp để tinh hoa di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví Giặm cùng hội tụ và toả sáng rạng rỡ trên quê hương xứ Nghệ, góp phần khẳng định sự giàu có, đa dạng của di sản Ví Giặm; đồng thời là cơ hội sự gặp gỡ, gắn kết và lan tỏa của các loại hình nghệ thuật dân gian giữa các vùng miền, địa phương.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 6

Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng góp mặt tại chương trình.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 7

Bên cạnh đó còn có các nghệ sĩ nước ngoài.

Festival dân ca Ví, Giặm được kỳ vọng là một sự kiện văn hoá đặc sắc của xứ Nghệ, tạo dấu ấn phát huy, biến tiềm năng văn hóa thành động lực phát triển kinh tế.

Thông qua Festival, tỉnh Nghệ An mong muốn đưa sự kiện này thành hoạt động văn hóa, du lịch quy mô lớn, hướng tới xây dựng sản phẩm, thương hiệu văn hóa, du lịch Nghệ An trên nền tảng các giá trị di sản văn hóa truyền thống; đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tạo cơ hội để kết nối di sản văn hóa với các địa phương trong cả nước; tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó và hợp tác cùng phát triển.

Festival dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh 2023: Kết nối văn hóa vùng miền ảnh 8

Festival dân ca Ví, Giặm là một sự kiện văn hoá đặc sắc của xứ Nghệ.

Trong gần một thập kỷ qua, chính quyền và cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã chung sức chung lòng, không ngừng nỗ lực với nhiều giải pháp tích cực nhằm bảo vệ, nâng cao nhận thức, hướng tới đa dạng, phổ biến thực hành dân ca trong các tầng lớp Nhân dân, thể hiện được nguyện vọng cũng như cam kết của chính quyền và cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm.

Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trở thành niềm tự hào của quốc gia và của nhân dân hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, cũng là dấu mốc quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, nâng cao tầm nhìn cho cộng đồng quốc gia và quốc tế đối với một di sản giàu bản sắc của một vùng văn hóa.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.