Đưa phở nóng lên tận trường cho trẻ em Raglai

0:00 / 0:00
0:00
TP - Cứ đến cuối tuần, chị Nguyễn Thị Ngọc Trinh (29 tuổi, ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cùng nhóm bạn trẻ lại lên vùng cao nấu ăn và tặng quà cho các em nhỏ người Raglai.

Tiếng trống tan trường vang lên, hơn 200 em học sinh dân tộc Raglai tại trường Tiểu học Sơn Lâm (xã Sơn Tân, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) ùa vào khoảng sân trống đối diện trường. Như đã quen thuộc, các em tự giác sắp xếp bàn ghế, ngồi vào vị trí háo hức chờ “lên món”.

Trong bếp, nhóm bạn trẻ khoảng 10 người tất bật chuẩn bị những tô phở thơm ngon gói.

Em Mấu Thị Thu Vy (9 tuổi) mừng rỡ nói: “Phở ngon quá! Em chưa bao giờ được ăn phở, em đã rất háo hức muốn biết hương vị phở như thế nào”. Chị Bo Bo Thị Lệ Thu (mẹ của bé Bo Bo Thị Mỹ Duyên) chia sẻ: “Cháu ở nhà chỉ có điều kiện ăn cơm với trứng và lười ăn lắm. Thời gian gần đây, cứ mỗi tuần được các cô chú lên nấu cho món ăn mới, lại có bạn bè đông vui nên cháu ăn rất ngon miệng. Tôi rất cảm ơn các bạn trẻ đã dành thời gian lên nấu ăn cho các em”.

Đưa phở nóng lên tận trường cho trẻ em Raglai ảnh 1

Đều đặn cuối tuần, chị Nguyễn Thị Ngọc Trinh (29 tuổi, sống tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) cùng nhóm bạn lại nấu ăn cho các em nhỏ Raglai

Người tổ chức hoạt động này là chị Nguyễn Thị Ngọc Trinh (29 tuổi, ở huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa): Từ nhà chị di chuyển lên xã Sơn Tân mất tầm 40 phút, nhưng để kịp nấu phở cho các bé vào giờ trưa, chị dậy từ 4 giờ để sơ chế nguyên liệu, hầm xương, đến 8 giờ chạy lên và bày đồ ra nấu. Hoạt động nấu ăn được chị Trinh đứng ra tổ chức từ tháng 6, đến nay nhóm kết nối khoảng 10 bạn trẻ đang sinh sống tại tỉnh Khánh Hòa cùng nấu ăn, phát quà cho các em nhỏ.Những buổi nấu ăn được tổ chức tại các xã miền núi Sơn Tân, Cửu Lợi và Suối Cát, thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Món ăn mà nhóm đem đến rất đỗi quen thuộc như: gà rán, khoai tây chiên, phở, bánh flan…, nhưng nhiều em nhỏ nơi đây lần đầu được thưởng thức.

Anh Nguyễn Văn Tiến (sống tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) chia sẻ: “Những món ăn mà chúng tôi nấu chỉ là món ăn vặt rất bình thường với trẻ em thành phố, nhưng các bé ở đây thì chưa từng biết đến. Dù mệt nhưng nhìn các bé ăn ngon và nở nụ cười, chúng tôi có thêm động lực để duy trì hoạt động”.

Chị Trinh kể: “Lúc nhỏ tôi sống tại Sóc Bom Bo (tỉnh Bình Phước), hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, một mình mẹ nuôi 6 anh chị em nên tôi hiểu được cảm giác thèm ăn của các em nhỏ. Xuất phát từ ao ước thuở nhỏ, tôi muốn đem đến bữa ăn ngon cho các em trong khả năng của mình”. Chị đã liên hệ UBND xã Sơn Tân để được nấu ăn cho các em học sinh người Raglai tại Trường Tiểu học Sơn Tân và được địa phương đồng ý, hỗ trợ cùng chuẩn bị, tổ chức. Thời gian đầu, nhóm chị Trinh chỉ nấu 30 - 40 suất ăn, rồi tăng dần đến hơn 200 suất.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.