Du lịch nông thôn ngoại thành hút khách

0:00 / 0:00
0:00
Du lịch ngoại thành, trải nghiệm làng nghề đang là xu hướng được người dân tìm đến sau dịch bệnh (Ảnh minh họa)
Du lịch ngoại thành, trải nghiệm làng nghề đang là xu hướng được người dân tìm đến sau dịch bệnh (Ảnh minh họa)
TP - Theo các doanh nghiệp du lịch, đây là thời điểm thuận lợi để người dân Thủ đô du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá ở các huyện ngoại thành.

Du khách đi bộ ngắm các kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội - tua du lịch đầu tiên của Hà Nội được khởi động lại sau nhiều tháng "đóng băng" do dịch bệnh. Với phương châm du lịch an toàn trong bình thường mới, mỗi đoàn du khách gồm 10 người đảm bảo 5K. Tua đầu tiên thu hút được 60 khách, đa số là những gia đình tham gia và đều có đánh giá tốt về trải nghiệm mới này.

Đặc biệt, du lịch sinh thái, trải nghiệm, nghỉ dưỡng tại các huyện ngoại thành đang được nhiều người dân Thủ đô lựa chọn. Tại các khu biệt thự ở Ba Vì, Sóc Sơn đa số đều kín khách đến 3 tuần tới.

Các trang trại cũng nhanh nhạy xây dựng "mini tour" để trẻ em có thể cùng gia đình đến trải nghiệm không khí làng quê với các hoạt động như: Bắt cá, trồng rau, hái rau, làm các món đồ thủ công truyền thống.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc một Cty du lịch cho biết, tuần qua các hiệp hội du lịch, doanh nghiệp lữ hành đã đi khảo sát nhiều tỉnh quanh Hà Nội để phát triển tua. Tuy nhiên, mỗi tỉnh vẫn đang có một cách kiểm soát dịch khác nhau nên đi lại vẫn chưa thực sự thoải mái. Theo ông Đạt đây là cơ hội cho du lịch trải nghiệm, du lịch ngoại thành, homestay.

Từng bước mở cửa cho du lịch

Ông Trần Đức Hải, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng cho biết, Đan Phượng là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa, cái nôi của Chèo tàu, ca trù, thả diều... cùng di tích văn hóa đa dạng. Huyện đang tập trung tổ chức các hoạt động, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của du khách để thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, các chương trình du lịch hiện cũng phụ thuộc theo tình hình dịch của thành phố Hà Nội.

Sở Du lịch Hà Nội cho biết, đơn vị đang lấy ý kiến lần 2 cho dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025. Trong đó, tập trung xây dựng mô hình nông thôn mới, trang trại để thu hút du khách thăm quan, trải nghiệm, sinh hoạt của cư dân nông thôn. Kế hoạch này phù hợp với tình hình du lịch trong "bình thường mới", ngoài ra còn gắn kết bền vững với các vùng ngoại thành, giúp tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.

Đại diện Sở Du lịch Hà Nội cho biết thêm, Sở đã hoàn thiện Kế hoạch, lộ trình mở cửa trở lại theo 4 giai đoạn từ cuối tháng 9/2021. Tuy nhiên, do dịch bệnh phức tạp nên kế hoạch vẫn đang phải chỉnh sửa phù hợp với diễn biến dịch và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.