Thanh Hóa

Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn

TPO - Lễ hội Bánh chưng, bánh giầy năm 2023 vừa diễn ra tại thành phố biển Sầm Sơn (Thanh Hoá), đã để lại nhiều ấn tượng đẹp với nhân dân địa phương và du khách.

Lễ hội Bánh chưng, bánh giầy là lễ hội lớn trong năm, mang dấu ấn riêng về văn hóa tâm linh của vùng biển Sầm Sơn, đồng thời nhắc nhớ truyền thuyết Hoàng tử Lang Liêu sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy làm lễ vật dâng lên Vua Hùng.

Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 1
Nghi thức rước kiệu truyền thống.

Lễ vật chủ yếu là bánh chưng, bánh giầy, có ý nghĩa mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng; cầu cho quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt, tôm cá đầy thuyền; cầu cho mùa du lịch bội thu và tốt đẹp.

Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 2
Nghi thức tế lễ.

Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm sáng 29/6, với nghi thức rước kiệu truyền thống từ đền thờ, đình làng ở các xã, phường về sân đền Độc Cước chuẩn bị cho phần nghi lễ chính thức.

Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 3
Nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật diễn ra tại lễ hội.

Đặc biệt, hoạt động đặc sắc, hấp dẫn thu hút sự quan tâm, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách chính là phần thi làm bánh giầy giữa các phường, xã trên địa bàn của thị xã.

Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 4
Các công đoạn làm bánh tại lễ hội.
Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 5
Độc đáo lễ hội bánh chưng, bánh giầy ở Sầm Sơn ảnh 6
Thành phẩm bánh giầy ở phần thi làm bánh tại lễ hội.

Lễ hội Bánh chưng, bánh giầy dung hòa các sắc thái văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tôn vinh “Thần Sơn tiêu Độc Cước thượng thượng đẳng tối linh” - biểu tượng của cư dân vùng biển nói chung và cư dân Sầm Sơn nói riêng; tạo nên bức tranh văn hóa rất nhiều màu sắc, củng cố nền tảng phát triển, đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thắt chặt nghĩa tình đồng bào, khơi dậy hồn thiêng sông núi.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.