Đề xuất nhiều chính sách mới hỗ trợ trường bán trú vùng dân tộc thiểu số và miền núi

TPO - So với Nghị định 116 ban hành năm 2016, dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách, có nhiều điểm mới. 

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách.

Đề xuất nhiều chính sách mới hỗ trợ trường bán trú vùng dân tộc thiểu số và miền núi ảnh 1

Ảnh: internet

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định 116 được ban hành năm 2016.

So với Nghị định 116, dự thảo Nghị định mới có nhiều điểm mới phù hợp với tình hình thực tế.

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã đưa vào bản dự thảo Nghị định mới đối tượng thụ hưởng có thêm học sinh mầm non.

Cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hưởng các chính sách như: được hỗ trợ tiền để mua giấy, truyện tranh, sáp màu, bút chì, đồ dùng đồ chơi và các đồ dùng học tập khác; chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác cho trẻ em nhà trẻ bán trú với mức kinh phí là 1.350.000 đồng/trẻ em/năm học.

Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ em nhà trẻ bán trú với mức 5KW điện/tháng/trẻ em và 1m3 nước/tháng/trẻ em theo giá quy định tại địa phương và được hưởng 9 tháng/năm học. Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị mất điện, nước thì được sử dụng kinh phí để mua thiết bị thắp sáng và nước sạch cho trẻ em.

Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện quản lý trẻ em nhà trẻ bán trú buổi trưa theo định mức là 700.000 đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Hỗ trợ tiền ăn bữa chính, bữa phụ: Mỗi trẻ em nhà trẻ được hỗ trợ mỗi tháng là 360.000 đồng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú và học sinh dự bị đại học có thêm nhiều quyền lợi như học bổng chính sách theo quy định; khen thưởng: Trong năm học, học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Xuất sắc" được thưởng 800.000 đồng/học sinh; học sinh đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi" được thưởng 600.000 đồng/học sinh.

Trang bị đồ dùng cá nhân và học phẩm: mỗi cấp học, học sinh được cấp một lần bằng hiện vật: Chăn, màn và các đồ dùng cá nhân khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh.

Mỗi năm học, học sinh được cấp 2 bộ quần áo đồng phục và học phẩm gồm: Vở, giấy, bút và các dụng cụ học tập khác với mức kinh phí là 1.080.000 đồng/học sinh.

Tiền tàu xe: học sinh được cấp tiền tàu xe hai lần mỗi năm học vào dịp Tết nguyên đán và dịp nghỉ hè (cả lượt đi và lượt về) theo giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng (trường hợp không có phương tiện giao thông công cộng thì được tính theo quãng đường và giá vé thông thường của phương tiện giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh).

Hỗ trợ gạo: mỗi học sinh được hỗ trợ 15 kg gạo/tháng và được hưởng không quá 9 tháng/năm học. Học sinh năm cuối cấp trung học phổ thông được hưởng đến tháng thi tốt nghiệp nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Ở Nghị định 116, học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo.

Cụ thể, mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

Chính sách cho trường phổ thông dân tộc bán trú

Dự thảo cũng quy định, trường phổ thông dân tộc bán trú được đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị theo quy định.

Được hỗ trợ kinh phí để mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ là 180.000 đồng/học sinh bán trú/năm học.

Được hỗ trợ kinh phí để tổ chức khám sức khỏe hằng năm cho học sinh, lập tủ thuốc dùng chung cho khu nội trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu ban đầu với mức hỗ trợ là 180.000 đồng /học sinh bán trú/năm học.

Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh bán trú với mức 15KW điện/tháng/học sinh và 3m3 nước/tháng/học sinh theo giá quy định tại địa phương và được hưởng 9 tháng/năm học. Nơi chưa có điều kiện cung cấp các dịch vụ điện, nước hoặc bị mất điện, nước thì được sử dụng kinh phí để mua thiết bị thắp sáng và nước sạch cho học sinh.

Được hỗ trợ kinh phí phục vụ nấu ăn cho học sinh bán trú theo định mức là 2.700.000 đồng/tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức và được hưởng 9 tháng/năm học. Trường hợp cơ sở giáo dục có số lượng dưới 30 học sinh thì được tính bằng một định mức.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.