Học sinh miền núi sẽ được tư vấn tâm lý học đường

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Học sinh dân tộc các tỉnh miền núi sẽ được hưởng lợi từ dự án "Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý trong trường học giai đoạn 2022-2024". Trong đó, đề cao việc xây dựng phòng tư vấn tâm lý học đường, đa dạng hóa hình thức tư vấn cho các em học sinh. 

Bộ GD&ĐT và Tổ chức Good Neighbors International (GNI) vừa công bố văn kiện dự án hợp tác về Phát triển Công tác xã hội và Tư vấn tâm lý trong trường học giai đoạn 2022-2024.

Cụ thể, dự án sẽ được thực hiện tại một số địa phương, trong đó có Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa. Khi triển khai, dự án sẽ khảo sát, đánh giá về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học tại cơ sở.

Dự kiến, khi thực hiện tại các địa phương sẽ có khoảng 2.017 cơ sở giáo dục mầm non, 27.800 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; 3.704 trường học ở cấp học phổ thông, trong đó có rất nhiều học sinh dân tộc miền núi được thụ hưởng dự án. Nếu tính ở cấp độ cả nước sẽ có khoảng 12.000 cơ sở giáo dục mầm non, 144.000 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; 25.400 trường học ở cấp học phổ thông được hưởng lợi từ dự án.

Học sinh miền núi sẽ được tư vấn tâm lý học đường ảnh 1

Khi triển khai, dự án sẽ nghiên cứu rõ vai trò, nhiệm vụ, quy trình thực hiện của cán bộ, giáo viên, nhân viên triển khai công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong các nhà trường; nghiên cứu chính sách khuyến khích xã hội hóa, thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý cho học sinh.

Dự án cũng xây dựng và phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý trong trường học. Xây dựng các phòng tư vấn tâm lý học đường, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tư vấn tâm lý cho học sinh.

Thông qua dự án, các cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên triển khai công tác tư vấn tâm lý trong trường học cũng có cơ hội được đào tạo và đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên môn. Cùng với đó, công tác truyền thông để nâng cao nhận thức về công tác xã hội và tư vấn tâm lý học đường cũng được đẩy mạnh.

MỚI - NÓNG
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
Màn rước nữ tướng 12 tuổi ở khai Hội Gióng
TPO - Màn rước kiệu nữ tướng trẻ của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) thu hút sự quan tâm của người dân, du khách thập phương trong lễ khai Hội Gióng đền Sóc diễn ra sáng 27/1 (mùng 6 Tết Nguyên đán) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

Có thể bạn quan tâm

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

Trắng đêm ở cao nguyên Kon Hà Nừng

TP - Vượt gần 20 cây số đường rừng để vào lõi Cao nguyên Kon Hà Nừng (Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện Kbang, Gia Lai) chúng tôi dựng trại bên bờ thác K50, tách biệt chốn thành thị ồn ã. Bên ánh lửa ấm áp, nơi đây chỉ có tiếng suối reo và câu chuyện giữ rừng của người Ba Na.
Người dân xóm Lũng Rì làm ngói máng

Sấp ngửa miếng ngói âm dương

TP - Nghề làm ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng) ở xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa, Cao Bằng có lịch sử hơn 200 năm. Cái kỳ lạ ở đây là miếng ngói âm dương vẫn được làm hoàn toàn bằng thủ công một cách điệu nghệ như hàng trăm năm trước...
Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

Độc đáo Lễ hội Ná Nhèm

TP - Mặc cho mưa rét, ngày 15 tháng Giêng vừa qua, gần chục nghìn lượt người đến với hội Ná Nhèm- một lễ hội xuân truyền thống có từ 300 năm của người dân tộc Tày xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.