Dâng hương kỷ niệm 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Sáng 15/5 tại Khu di tích Tượng đài vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội diễn ra Lễ dâng hương kỷ niệm 594 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2022).

Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành thành phố và quận Hoàn Kiếm.

Dâng hương kỷ niệm 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang ảnh 1

Đại diện lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống tại lễ dâng hương sáng 15/5. Ảnh: Duy Phạm

Theo sử cũ ghi, đầu thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược nước ta. Với lòng yêu nước nồng nàn, nghĩa khí cao cả, từ núi rừng Lam Sơn (tỉnh Thanh Hóa), Lê Lợi (vua Lê Thái Tổ) đã lập hội thề Lũng Nhai, dựng cờ khởi nghĩa. Trải qua mười năm kháng chiến gian khổ, năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã giành thắng lợi, chấm dứt 20 năm ngoại bang đô hộ nước ta.

Dâng hương kỷ niệm 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang ảnh 2

Lễ dâng hương kỷ niệm 594 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2022). Ảnh: Duy Phạm

Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, ngày 15/4 năm Mậu Thân (1428), vua Lê Thái Tổ chính thức đăng quang tại điện Kính Thiên, thành Đông Quan (nay thuộc Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội), lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ thịnh trị, đặt nền móng cho công cuộc phục hưng văn hóa Đại Việt.

Đến nay, dân gian còn lưu truyền câu ca: "Thời vua Thái Tổ, Thái Tông/Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn".

Dâng hương kỷ niệm 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang ảnh 3

Tiết mục múa rồng tại lễ dâng hương. Ảnh: Duy Phạm

Truyền thuyết kể rằng, năm 1428, vua Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền trên hồ Tả Vọng đã trả lại gươm báu cho rùa thần, từ đó đổi tên hồ thành hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Năm 1894, Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải đã hưng công dựng tượng vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, đặt phía sau đình Nam Hương. Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, đứng trên trụ đá tròn cao, tay phải cầm kiếm, đầu đội mũ bình thiên, mặc áo long bào, tư thế hiên ngang.

Khu di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ gắn với đình Nam Hương đã tạo thành một quần thể di tích lịch sử văn hóa trang nghiêm cổ kính, nơi bảo lưu những truyền thống văn hóa tốt đẹp giữa lòng Thủ đô, một trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng có giá trị tiêu biểu. Với những ý nghĩa và giá trị trường tồn đó, "Công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ" và “Di tích lịch sử văn hóa đình Nam Hương” đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia để giữ gìn, bảo tồn và lưu truyền mãi mãi cho các thế hệ mai sau.

Dâng hương kỷ niệm 594 năm ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang ảnh 4

Nhiều người dân đến dâng hương sáng 15/5. Ảnh: Duy Phạm

Hằng năm, cứ đến ngày 15/4 âm lịch, nhân dân quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung lại thành kính dâng hương, rước lễ tưởng nhớ công đức của vua Lê Thái Tổ.

Lễ dâng hương tại tượng đài Khu di tích tưởng niệm Vua Lê năm nay được tổ chức với quy mô cấp phường, với nội dung trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm theo đúng quy định về tổ chức lễ hội của Nhà nước và nghi lễ dân gian truyền thống theo đề án "Tổ chức lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm" của quận Hoàn Kiếm.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.