Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu lần thứ VII

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày 31/7, tại Tp. Bạc Liêu (Bạc Liêu), Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức được khai mạc.

Trước đó (ngày 30/7), tại phiên trù bị, Đại hội Đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu suy cử Ban Chấp hành gồm 22 vị, Ban Thường trực 7 vị. Hòa thượng Hữu Hinh tiếp tục được suy cử làm Chủ tịch Hội đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028, Đại hội đề ra mục tiêu là tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; vận động các vị sư sãi, ban quản trị chùa và đồng bào Phật tử chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chính sách liên quan đến tôn giáo, dân tộc; phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

 Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu lần thứ VII ảnh 1
Đại diện lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Hòa thượng Hữu Hinh được suy cử tiếp tục làm Hội trưởng Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhiệm kỳ 2023 - 2028

Tại Đại hội, đại diện UBND tỉnh Bạc Liêu trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 5 tập thể và 11 cá nhân trong Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhiệm kỳ 2018 - 2023 vì đã thành tích đóng góp xuất sắc trong công tác phật sự và thế sự.

Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Bạc Liêu có 22 chùa Khmer và 10 Salatel, với 261 vị sư, trong đó có 2 vị Hòa thượng, 11 vị Thượng tọa, 13 vị Đại đức.

Thời gian qua, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu luôn chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được quan tâm, nhất là trên lĩnh vực giữ gìn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số lên hàng đầu, khuyến khích Chư tăng theo học các lớp Pali, Vini của hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Ngoài ra các chùa trên địa bàn tỉnh thường xuyên mở lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổi và mở các lớp dạy chữ Khmer cho con em vào dịp nghỉ hè....

Cùng với đó, trong nhiệm kỳ qua, Chư tăng, Phật tử tích cực tham gia đóng góp ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, tham gia ủng hộ Chương trình xây dựng nông thôn mới, Quỹ phòng, chống dịch bệnh Covid-19; đồng thời, thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

Thanh niên tín đồ tôn giáo mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi

TPO - Tối 27/9, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp và Câu lạc bộ Thanh niên Phật giáo thành phố Sa Đéc tổ chức chương trình “Vui Trung thu đón Trăng rằm” tại chùa Phước Hưng (thành phố Sa Đéc) cho gần 600 thiếu nhi, đoàn viên, thanh niên và người dân.