Đặc sắc lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

TPO - Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang thể hiện niềm tin của bà con Pà Thẻn vào thần linh, sự cầu mong no ấm, may mắn.

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ Nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang vừa được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Người Pà Thẻn tập trung cư trú ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình và xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, (Tuyên Quang), chỉ khoảng 700 nhân khẩu. Nghi thức nhảy lửa chính là truyền thống của bà con Pà Thẻn nhằm xua đi nỗi sợ hãi. Nhảy lửa kết hợp với các bài cúng, bài chú còn mang ý nghĩa cầu xin sức mạnh từ thần linh.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang khá giản dị về các khâu chuẩn bị, lễ vật nhưng lại đầy ý nghĩa tâm linh và tạo ra màn trình diễn nghệ thuật đậm đà bản sắc.

Để chuẩn bị cho đêm nhảy lửa vào tầm tháng 10 âm lịch hằng năm, người ta gánh củi về bãi đất trống. Những gánh củi được nhóm lửa sẽ trở thành đạo cụ chính trong nghi lễ.

Đặc sắc lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 1

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn thực sự là ngày hội, sinh hoạt văn hóa cố kết cộng đồng. Ảnh: Tuyenquang.gov.vn

Thầy cúng được chọn là người thực hành các bài cúng trong suốt lễ nhảy lửa. Lễ nhảy lửa mở màn bằng nghi lễ kéo chày. Thầy cúng niệm thần chú, xoay đi xoay lại mấy vòng chiếc chày do hai thanh niên trai tráng ôm ở thế đối đầu. Chiếc chày sau đó được nâng lên khỏi mặt đất, xoay trên không, hai thanh niên ra sức kéo xuống không được.

Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn thường diễn ra vào dịp nông nhàn, thường từ 16/10 (âm lịch năm trước đến 15/1 âm lịch năm sau).

Người Pà Thẻn quan niệm các vị thần luôn che chở, đùm bọc, giúp đỡ họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Vị thần tối cao nhất là thần lửa. Ngọn lửa mang lại sự may mắn vì vậy khi Lễ hội Nhảy lửa diễn ra thì tất cả mọi người trong làng đều có mặt để cổ vũ và chung vui.

Hàng chục thanh niên hùa theo kéo chiếc chày xuống nhưng không thể, chiếc chày vẫn xoay trên không trung. Nghi lễ chỉ kết thúc khi có người dùng tay bịt vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày. Nghi lễ kéo chày là sinh hoạt cộng đồng để bà con chung vui trước khi bước vào lễ nhảy lửa.

Lễ hội nhảy lửa bắt đầu từ 20h. Thầy cúng bày lễ vật, thực hiện các nghi thức và sai các học trò - đã được thầy làm lễ xin thần linh mở lớp dạy trước đó - nhóm lửa.

Thầy cúng vừa gõ đàn Pàn dơ và lắc Pà sán tầu vừa đọc các bài cúng để “xuất hồn” lên trời mong có thể tìm gặp các thần linh, mời họ xuống trần “nhập” vào các thanh niên chuẩn bị nhảy lửa.

Đặc sắc lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 2

Nghi thức đơn giản nhưng hàm chứa ý nghĩa đặc sắc về tâm linh, văn hóa. Ảnh: Tuyenquang.gov.vn

Khoảng chục thanh niên khỏe mạnh được chọn để thực hiện nghi thức nhảy lửa. Sau một loạt nghi thức của thầy cúng, các thanh niên này chân trần thay nhau nhảy múa giữa đống lửa, dùng hai tay bốc than hồng tung lên. Tuy nhiên chân tay của các thanh niên này không hề hấn gì.

Lễ nhảy lửa diễn ra trong một giờ đồng hồ, cho tới khi đống than tàn hẳn đi. Thầy cúng tập hợp các học trò về để làm lễ kết thúc. Trong suốt quá trình nhảy lửa, trạng thái tinh thần của những thanh niên này trở nên “bay bổng”, chỉ tỉnh lại khi lễ kết thúc. Họ cho mọi người xem tay, chân không hề hấn gì dù nhảy múa với đống lửa.

Đặc sắc lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Tuyên Quang ảnh 3

Chân tay người nhảy lửa không hề bị bỏng, trầy xước.

Không chỉ mang màu sắc tâm linh, lễ hội nhảy lửa Pà Thẻn còn gửi gắm ước vọng về sức mạnh cho bà con trong quá trình lao động, sự ấm no và phát triển. Trước ý nghĩa, sự lan tỏa và trao truyền trong cộng đồng Pà Thẻn, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Sở VHTTDL giao Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang kiểm kê, lập hồ sơ. Di sản này được Bộ VHTTDL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, khuyến nghị có các biện pháp bảo vệ, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản trong đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Ủy ban Dân tộc chúc tết Chôl Chnăm Thmây

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024 của đồng bào Khmer, Ủy ban Dân tộc tổ chức các Đoàn công tác đi chúc Tết tại các tỉnh, thành phố (Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh… và một số địa phương); thăm, chúc mừng đồng bào Khmer và tặng quà người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là dân tộc Khmer.
Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.