Đà Nẵng và Huế bắt đầu trùng tu Hải Vân Quan

0:00 / 0:00
0:00
Đà Nẵng và Huế bắt đầu trùng tu Hải Vân Quan
TPO - Sáng 19/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Sở Văn hoá và Thể thao TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ khởi công dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Dự án do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Trong đó, mỗi địa phương đóng góp 50% kinh phí thực hiện dự án. Phía TP Đà Nẵng, Sở Văn hóa và Thể thao TP là đơn vị đại diện phối hợp điều hành thực hiện dự án.

Sự kiện khởi công dự án là dấu mốc quan trọng đánh dấu sau hơn 2 năm lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế tìm được tiếng nói chung trong việc bảo tồn di tích có giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt này.

Đà Nẵng và Huế bắt đầu trùng tu Hải Vân Quan ảnh 1

Bà Ngô Thị Kim Yến (Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) và ông Nguyễn Thanh Bình (Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) tại lễ khởi công. Ảnh: Nguyễn Thành

Trước đó, vào ngày 20/2/2019, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký kết văn bản thỏa thuận thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Theo đó, sau khi dự án được phê duyệt, TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm chuyển kinh phí theo thỏa thuận cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế theo tiến độ để thực hiện dự án. Song song với đó, hai địa phương sẽ chỉ đạo ngành văn hóa và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cơ chế quản lý, duy tu, bảo dưỡng, phát huy giá trị và khai thác dịch vụ du lịch của di tích đảm bảo lợi ích chung giữa 2 địa phương.

Phát biểu tại lễ khởi công, ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan là cơ sở quan trọng để các sở, ban ngành, các nhà khoa học nghiên cứu có giải pháp tu bổ, bảo tồn di tích hợp lý nhất trong thời điểm hiện nay, nhằm phát huy hết giá trị về lịch sử, du lịch của di tích. Hải Vân Quan theo thời gian đã xuống cấp, trong lần trùng tu này di tích sẽ tu bổ tổng thể 2 cửa Hải Vân quan và Thiên hạ Đệ nhất hùng quan, hệ thống tường thành bao quanh, hệ thống bậc cấp hướng về Đà Nẵng và tuyến đường Thiên lý từ Thiên hạ Đệ nhất hùng quan phía Thừa Thiên Huế...và một số hạng mục khác.

Đà Nẵng và Huế bắt đầu trùng tu Hải Vân Quan ảnh 2

Những công nhân nhặt, gỡ những viên đá, gạch đầu tiên sau lễ khởi công. Ảnh: Nguyễn Thành

Để thực hiện dự án, ông Trung cho biết: Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về việc phối hợp trong công tác bảo tồn, khôi phục di sản bắt đầu từ việc sưu tập dữ liệu nghiên cứu khoa học, khảo cổ, hội thảo, lập dự án, thiết kế, triển khai thi công, giám sát…với một số công nghệ tiên tiến như: kỹ thuật 3D, xây dựng ngân hàng dữ liệu số về Hải Vân Quan đầy đủ và chuẩn mực. Những công nghệ này không chỉ góp phần lan toả giá trị di sản mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu của du khách tham quan trong thời gian trùng tu.

Theo đó, khách đến tham quan được trải nghiệm không gian ảo 360 độ về Hải Vân Quan và Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Du khách chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR hệ thống sẽ tự động đăng nhập và chuyển đến điện thoại những thông tin cơ bản về Hải Vân Quan bằng các ngôn ngữ khác nhau.

Đà Nẵng và Huế bắt đầu trùng tu Hải Vân Quan ảnh 3

Hình ảnh Hải Vân Quan từ mấy chục năm trước.

“Dự án có thể coi là sản phẩm của tình đoàn kết giữa 2 địa phương trong việc cùng chung tay bảo tồn phát huy giá trị di sản của cha ông để lại. Hi vọng trong thời gian không xa, Hải Vân Quan sẽ trở thành điểm du lịch hấp dẫn, đầy hứa hẹn, đầy tự hào của con dân 2 xứ Thuận Quảng xưa và Huế - Đà Nẵng ngày nay”, ông Trung nói.

Di tích Hải Vân Quan được xây dựng vào năm 1826, là một đồn lũy quân sự trấn thủ tại đỉnh đèo Hải Vân ngay ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng ngày nay (xưa là ranh giới giữa phủ Thừa Thiên và Quảng Nam). Di tích Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Quốc gia tại Quyết định số 1531/QĐ-BVHTTDL ngày 14 /4/2017.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.